Hỗ trợ học sinh trong cách tổ chức làm việc nhó mở hoạt động khám

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 111 - 113)

CHƯƠNG 5 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

5.5. Phân tích kết quả thực nghiệm

5.5.2. Hỗ trợ học sinh trong cách tổ chức làm việc nhó mở hoạt động khám

- Tiêu chí đánh giá về mức độ hứng thú của học sinh khi tổ chức làm việc nhóm ở hoạt động khám phá, chúng tôi đưa ra ba mức sau:

+ Mức độ 1: Học sinh không tham gia hoặc tham gia một cách miễn cưỡng, thụ động các yêu cầu của giáo viên, không đưa ra nhận xét hay trao đổi, thảo luận với bạn trong nhóm.

+ Mức độ 2: Trong quá trình làm việc nhóm, học sinh có tham gia vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhưng không đưa ra được ý kiến riêng của mình.

+ Mức độ 3: Học sinh tỏ ra thích thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Tích cực suy nghĩ, tìm tòi, khám phá tri thức; có sự hợp tác trao đổi, đưa ra các ý kiến của riêng mình để giải quyết nhiệm vụ học tập đề ra.

- Tiêu chí đánh giá kĩ năng lắng nghe và trình bày của học sinh, chúng tôi đưa ra hai mức:

+ Mức độ 1: Tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến phần trình bày của bạn; không tự tin, mạnh dạn đứng trước đám đông trình bày phần thảo luận của nhóm mình.

+ Mức độ 2: Có thói quen lắng nghe lời cô và nhóm bạn; Biết đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhóm bạn vừa trình bày. Biết cách đặt vấn đề, nêu câu hỏi tạo tình huống phản biện.

- Tiêu chí đánh giá năng lực điều hành của nhóm trưởng, chúng tôi đưa ra hai mức:

+ Mức độ 1: Không biết cách điều hành, quản lí, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

+ Mức độ 2: Có năng lực điều hành, quản lí, phân công nhiệm vụ. Biết cách điều khiển, huy động sự chú ý của các thành viên trong nhóm.

Qua dự giờ và quan sát ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng, dựa vào các tiêu chí đánh giá mà chúng tôi đã nêu ở trên, chúng tôi đưa ra một vài nhận xét như sau:

- Về mức độ hứng thú của học sinh khi tổ chức làm việc nhóm ở hoạt động khám phá

+ Ở lớp thực nghiệm: qua việc trao đổi, thảo luận, bàn bạc với các thành viên khác khi làm việc nhóm làm cho giờ học trở nên sôi nổi. Các em hào hứng với những hoạt động mà GV đưa ra. Học sinh đã biết nói lên cách nghĩ, cách hiểu của mình cho bạn nghe; tiếp thu góp ý của bạn; điều chỉnh ý kiến; kết quả của mình.

+ Ở lớp đối chứng: các em tỏ ra lúng túng, chưa biết cách tham gia để trao đổi, bàn bạc về các yêu cầu mà GV đưa ra. Các em không hiểu mình phải làm gì khi ngồi cùng bàn với các bạn, nhiệm vụ của mình là gì.

- Về kĩ năng lắng nghe và trình bày của học sinh

+ Ở lớp thực nghiệm: Do được GV thường xuyên rèn luyện thói quen lắng nghe, đưa ra nhận xét, bổ sung ý kiến cho nội dung của nhóm bạn nên năng lực trình bày trước đám đông của lớp thực nghiệm tốt hơn. Các em biết cách đặt vấn đề, nêu câu hỏi, tạo tình huống phản biện. Từ đó, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.

+ Ở lớp đối chứng: Vì không được thường xuyên làm việc nhóm nên kĩ năng nói trước đám đông của các em còn rụt rè. Khi được yêu cầu trình bày, các em tỏ ra lúng túng, sợ hãi khi phải đứng trước quá nhiều bạn.

- Về năng lực điều hành của nhóm trưởng:

+ Ở lớp thực nghiệm: Các nhóm trưởng có năng lực điều hành, quản lí, phân công nhiệm vụ. Biết cách điều khiển, huy động sự chú ý của các thành viên trong nhóm, cụ thể: Khi thấy bạn nào không tập trung, nhóm trưởng liền chủ động nhắc nhở để bạn đó

quay lại, trao đổi cùng với nhóm. Các nhóm trưởng còn biết thống nhất các ý kiến để chuẩn bị cho phần trình bày trước lớp.

+ Ở lớp đối chứng: Các nhóm trưởng chưa biết cách điều hành, quản lí, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Khi được hỏi, em có biết nhiệm vụ của nhóm trưởng là gì không? Các em đều trả lời đó là quản lí các bạn nhưng lại không biết công việc cụ thể của mình là gì.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 111 - 113)