Đánh giá kết quả giáo dục môn Toán lớp 1

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 48)

7. Cấu trúc luận văn

2.7. Đánh giá kết quả giáo dục môn Toán lớp 1

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Toán là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của HS trên cơ sở yêu cầu cần đạt

ở mỗi lớp học, cấp học; điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Để đạt được mục tiêu này, cần phải vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá quá trình, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, hỏi đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án/sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập,…) và vào những thời điểm thích hợp. Đối với môn Toán 1, việc đánh giá kết quả học tập cần lưu ý những điểm chính sau:

- Đánh giá quá trình (hay đánh giá thường xuyên) do GV phụ trách môn học tổ chức, kết hợp với đánh giá của GV các môn học khác, của bản thân HS được đánh giá và của các HS khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ HS. SGK Toán 1 được thiết kế với nhiều hoạt động, hệ thống bài tập đa dạng về mức độ và phong phú về hình thức từ trắc nghiệm đến câu hỏi mở, do đó GV cần có sự quan sát, ghi lại quá trình thực hiện để từ đó có được đánh giá cụ thể, chính xác, đảm bảo đánh giá quá trình đi liền với tiến trình hoạt động học tập của HS, tránh tình trạng tách rời giữa quá trình dạy học và quá trình đánh giá, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của HS.

- Đánh giá định kì (hay đánh giá tổng kết) có mục đích chính là đánh giá việc thực hiện các mục tiêu học tập. Kết quả đánh giá định kỳ và đánh giá tổng kết được sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận thành tích của HS.

- Đối với HS lớp 1, chúng ta cần chú trọng đánh giá năng lực HS thông qua các bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của HS. Tiến trình đánh giá gồm các bước cơ bản như: xác định mục đích đánh giá; xác định bằng chứng cần thiết; lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá thích hợp; thu thập bằng chứng; giải thích bằng chứng và đưa ra nhận xét. Ở đây, cần chủ trọng việc lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá các thành tố của năng lực toán học. Ví dụ:

+ Khi đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học có thể sử dụng các công cụ như hệ thống câu hỏi, bài tập phân hoá;

+ Đánh giá năng lực mô hình hóa toán học có thể sử dụng công cụ như các dự án, bài tập gắn với tình huống toán học trong thực tiễn;

+ Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề có thể sử dụng công cụ là các tình huống yêu cầu HS phải nhận dạng, phát hiện và trình bày được vấn đề, sử dụng các câu hỏi đòi hỏi người học vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề đó, đánh giá năng lực giao tiếp toán học có thể sử dụng công cụ là các hoạt động thực hành, các trò chơi toán học để HS có cơ hội được nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác.

Kết luận chương 2

Ở chương này, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Đi sâu nghiên cứu về chương trình giáo dục môn Toán 2018, bao gồm: Mục tiêu chương trình; Cấu trúc nội dung; Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực; Các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận phát triển năng lực. Tiếp đến, chúng tôi tìm hiểu hoạt động nhận thức nói chung và hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học nói riêng. Quá trình nhận thức bao gồm các quá trình như: tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ và tưởng tượng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm hiểu về việc đánh giá kết quả giáo dục môn Toán lớp 1.

Qua chương này, ta có thể thấy rằng trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, giáo dục toán học có mục tiêu hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học, phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để HS nhận thức, áp dụng toán học vào thực tiễn. Giáo dục toán học khi được tổ chức bằng hoạt động nhận thức sẽ đáp ứng được những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đồng thời giúp việc học toán của các em trở thành quá trình tự chủ, tự tư duy, tự tìm tòi và thu nhận kiến thức. Chương 2 là cơ sở lí luận để chúng tôi có thể đi sâu tìm hiểu về thực trạng dạy học toán lớp 1 theo chương trình giáo dục môn Toán năm 2018 ở chương 3.

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

PHỔ THÔNG NĂM 2018 3.1. Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu thực trạng về hoạt động nhận thức của HS lớp 1 khi học Toán ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Tìm hiểu khó khăn trong quá trình giảng dạy môn Toán cho HS lớp 1 của giáo viên ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Tìm hiểu sách toán lớp 1: “Kết nối tri thức với cuộc sống” được đưa vào giảng dạy trong năm 2020 – 2021, để thấy được tư tưởng sư phạm của việc phát triển hoạt động nhận thức trong hoạt động dạy học.

3.2. Nội dung khảo sát

3.2.1. Nội dung khảo sát giáo viên

- Quan sát, đánh giá hoạt động dạy môn toán của giáo viên theo tiêu chí đáp ứng quá trình phát triển nhận thức học sinh.

- Những khó khăn trong quá trình dạy học phát triển nhận thức cho học sinh lớp 1.

3.2.2. Nội dung khảo sát học sinh

- Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia các trò chơi học tập, kĩ năng giải quyết các bài toán thực tiễn và kĩ năng vận dụng sáng tạo trong môn Toán.

- Kĩ năng làm việc nhóm của HS thông qua hoạt động khám phá (hình thành kiến thức mới)

3.2.3. Nội dung nghiên cứu sách toán lớp 1: “Kết nối tri thức với cuộc sống”

- Phân tích tư tưởng của sách để làm rõ các hoạt động học của HS lớp 1.

3.3. Đối tượng khảo sát

- 8 GVCN dạy lớp 1 của trường TH Phạm Hồng Thái thuộc quận Ngũ Hành Sơn và 3 GVCN dạy lớp 1 của trường TH Hùng Vương thuộc quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.

- 289 HS lớp 1 của trường TH Phạm Hồng Thái thuộc quận Ngũ Hành Sơn và 89 HS lớp 1 của trường TH Hùng Vương thuộc quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.

3.4. Tiến hành khảo sát

Chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát và khảo sát bằng phiếu điều tra, phiếu hỏi cho GV và HS, đồng thời nói chuyện, trao đổi với các GV để biết được thực trạng nhận thức của học sinh lớp 1, các ý đồ sư phạm trong quá trình giảng dạy môn toán ở hai trường TH thuộc quận Ngũ Hành Sơn và quận Hải Châu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.5. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra. - Phương pháp thống kê.

- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn.

3.6. Phân tích kết quả khảo sát

Sau khi quan sát, dự giờ, khảo sát bằng phiếu điều tra, chúng tôi nhận thấy thực trạng về hoạt động dạy và học của GV và HS lớp 1 trong môn Toán như sau:

3.6.1. Những khó khăn trong việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Toán

Đầu tiên, chúng tôi khảo sát về mức độ hứng thú của các em khi tham gia vào các trò chơi học tập trong giờ học Toán. Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia vào các trò chơi học tập trong giờ học Toán

STT

Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia vào các trò chơi học tập trong giờ học Toán

Số lượng (HS) Tỉ lệ (%) 1 Rất thích 353 93,39 2 Bình thường 25 6,61 3 Không thích / /

Qua bảng 3.1 có thể thấy rằng học sinh lớp 1 rất thích được tham gia vào các trò chơi học tập trong môn Toán (tỉ lệ 93,39%). Chúng tôi cho rằng hứng thú với môn học là đầu mối của khá nhiều vấn đề. Hứng thú học tập trong môn Toán có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và tăng hiệu quả học tập của học sinh.

Tiếp theo, chúng tôi tìm hiểu về nhận thức của GV về sự cần thiết của việc tổ chức các hoạt động học tập thông qua trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 1. Sau khi xử lí số liệu, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.2: Sự cần thiết của việc tổ chức các hoạt động học tập thông qua trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 1

STT Sự cần thiết của việc tổ chức các hoạt động học tập thông qua trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 1

Số lượng (HS) Tỉ lệ (%) 1 Rất cần thiết 9 81,82 2 Cần thiết 2 18,18

3 Không cần thiết / /

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy tất cả các GV được chọn khảo sát đều cho rằng cần thiết và rất cần thiết phải tổ chức các hoạt động học tập thông qua trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 1. Điều này chứng tỏ các GV đã ý thức được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động học tập thông qua trò chơi trong dạy học môn Toán.

Mặc dù nhận thức được sự cần thiết của việc tổ chức các hoạt động học tập thông qua trò chơi trong dạy học môn Toán nhưng mức độ tổ chức của giáo viên đối với học sinh là chưa cao. Chỉ có 18,18% GV thường xuyên tổ chức, 72,73% GV thỉnh thoảng và 9,09% GV hiếm khi sử dụng.

Bảng 3.3: Mức độ tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1

STT

Mức độ tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1 Số lượng (HS) Tỉ lệ (%) 1 Thường xuyên 2 18,18 2 Thỉnh thoảng 8 72,73 3 Hiếm khi 1 9,09

4 Không bao giờ / /

Qua phiếu khảo sát, chúng tôi biết được những khó khăn mà GV thường gặp phải như là:

- Chưa nắm rõ nguyên tắc thực hiện của việc dạy học toán thông qua trò chơi. - Thời gian dành cho một tiết học toán từ 35 đến 40 phút, cho nên giáo viên chưa biết cách tổ chức như thế nào để thay đổi hình thức hoạt động giúp học sinh vừa khởi

động vào bài, vừa tổ chức trong các bài thực hành – luyện tập và vừa tổ chức trò chơi để HS ôn tập củng cố.

- Không đủ thời gian để tổ chức và khó quản lí được lớp học: Đa số giáo viên rất ngại tổ chức trò chơi phục vụ học tập ngoại trừ các tiết dự giờ vì không quản lí được lớp học khi cho học sinh chơi trò chơi, gây ồn ào, mất trật tự, kĩ năng tổ chức trò chơi chưa đảm bảo hiệu quả.

- Chưa biết cách đánh giá học sinh.

Từ những thực trạng đó, muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 1 nói riêng và chất lượng môn Toán ở tiểu học nói chung đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong đó vận dụng linh hoạt các trò chơi học tập toán vào các tiết học là ưu tiên số 1 và là việc cần được làm ngay.

3.6.2. Những khó khăn về nhận thức của học sinh lớp 1 trong hợp tác nhóm để tìm tòi, khám phá kiến thức tòi, khám phá kiến thức

Được sự cho phép của các giáo viên, chúng tôi tiến hành dự giờ một vài tiết học trong môn Toán. Sau đó đối chứng với các tiêu chí mà chúng tôi đưa ra để quan sát, đánh giá giáo viên và học sinh, kết quả thu được như sau:

Tiêu chí 1: Cách thiết kế hoạt động khám phá của giáo viên cho học sinh

Đa số giáo viên tổ chức hoạt động “Khám phá” giống như phần trình bày được gợi ý trong bộ sách “Kết nối tri thức vởi cuộc sống” mà không có sự đầu tư, đổi mới và sáng tạo. Vì lấy nội dung từ trong sách nên các hoạt động khám phá mặc dù phù hợp với học sinh lớp 1 nhưng chưa thu hút sự tập trung, chú ý vào bài giảng của GV. Bởi lẽ, HS chủ yếu ngồi nghe GV truyền đạt, các em chưa có cơ hội để trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, tự tìm ra tri thức mới. Đa phần ở hoạt động này, GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, dẫn đến thực trạng HS khá - giỏi thì tiếp thu bài nhanh nhưng những HS chậm thì ngồi làm việc riêng, chưa tập trung trong giờ học.

Tiêu chí 2: Cách giáo viên động viên, khích lệ học sinh

Chúng tôi nhận thấy rằng, GV lớp 1 làm rất tốt việc động viên, khích lệ đối với từng tiến bộ của học sinh (dù là tiến bộ nhỏ nhất). Qua tìm hiểu, chúng tôi biết được rằng học sinh lớp 1 rất thích được khen, vì thế các giáo viên thường hay khen ngợi HS qua các hoạt động học tập của các em.

Chúng tôi nhận thấy thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của học sinh lớp 1 còn rất nhiều điểm hạn chế. Điều này dẫn đến kết quả làm việc chung không đạt được như mong muốn. Kỹ năng làm việc nhóm không tốt có thể do những nguyên nhân sau:

- Các em còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi phải thay đổi các hình thức học tập. Khi giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, nhiều học sinh không biết được mình ở nhóm nào. Và khi có nhóm rồi, các thành viên mất rất nhiều thời gian để thích nghi.

- Nhóm trưởng chưa có kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt các thành viên khác, chưa biết phân công rõ ràng công việc cho các thành viên.

- Các thành viên không biết nhiệm vụ của mình là gì, không tập trung vào việc bàn bạc nội dung học tập mà GV đưa ra.

Tiêu chí 4: Quan sát kĩ năng giải quyết vấn đề khi học sinh làm việc nhóm trong hoạt động khám phá

- Về kĩ năng giải quyết vấn đề của các nhóm: Học sinh chưa biết cách thảo luận, trao đổi với các thành viên khác về nhiệm vụ mà GV đưa ra, dẫn đến chưa thể giải quyết được vấn đề.

- Về kĩ năng thảo luận của các nhóm: Vì đa số HS không tập trung nên chưa nắm rõ nội dung cần thảo luận nên không thể đưa ra được các câu hỏi khác để hỏi bạn và cũng không có ý kiến phản hồi khi thảo luận về vấn đề cần giải quyết. Hầu như những HS khá giỏi sẽ làm hết các nhiệm vụ mà GV yêu cầu giải quyết, các em làm thay nhiệm vụ của thành viên khác. Vì chỉ có số ít thành viên hoạt động tích cực nên việc hoàn thành sản phẩm thường không đúng thời hạn.

- Về kĩ năng lắng nghe của học sinh đối với câu trả lời của nhóm bạn: Hầu như những HS nào quan tâm về vấn đề cần giải quyết mới hướng về phía người đang nói. Những em còn lại thì đa số làm việc riêng, chưa biết lắng nghe câu trả lời của nhóm bạn. Mặc dù có những em ngồi im lặng lắng nghe phần trình bày của bạn nhưng khi được yêu cầu nhắc lại vấn đề thì các em lại không thể nhớ và diễn đạt được theo cách hiểu của bản thân.

- Qua trao đổi với các GV, chúng tôi cũng biết được một số khó khăn mà GV lớp 1 gặp phải khi tổ chức hoạt động khám phá cho học sinh, đó là: GV chưa nắm rõ các

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)