Nguyên tắc phối hợp tổ chức giữa giáo viên với các tổ chức trong và

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 64 - 65)

7. Cấu trúc luận văn

4.1.5. Nguyên tắc phối hợp tổ chức giữa giáo viên với các tổ chức trong và

động nhận thức một cách hợp lí để mang lại hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể đánh giá kết quả hoạt động của học sinh được chính xác và khách quan.

4.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Để thực hiện được nguyên tắc này, việc xây dựng, thiết kế nội dung của hoạt động nhận thức phải được thiết kế theo một hệ thống nội dung chương trình môn học với những chủ đề dạy học nhất định, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của việc dạy học môn Toán lớp 1 ở tiểu học.

Các hoạt động nhận thức phải được thiết kế, sắp xếp và tổ chức theo một trật tự logic, phù hợp với từng thời điểm, tiết dạy trong chương trình môn học. Hình thức tổ chức hoạt động này cũng phải được lựa chọn để sử dụng một các phù hợp, thay đổi linh hoạt với từng nội dung nhận thức.

4.1.5. Nguyên tắc phối hợp tổ chức giữa giáo viên với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trường

HĐNT không chỉ là trách nhiệm của riêng GVCN mà nhà trường cũng đóng vai trò trung tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức HĐNT cho học sinh. Thực hiện tốt HĐNT cũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học của người học...” [4] Mỗi nhà trường cần căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phương để tổ chức HĐNT sao cho học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia.

Nhà trường chủ động liên hệ với các trung tâm, cơ sở ban ngành giáo dục để tạo mối quan hệ cũng như tìm kiếm được môi trường để học sinh tham gia hoạt động nhận thức. Ngoài ra nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ động đề xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động…cùng tham gia. Các cơ sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà vườn, khu chăn nuôi, đồng ruộng, các trung tâm như trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão, các trường học dành cho học sinh khuyết tật,… tạo môi trường cho các em

thực hành, hoạt động sáng tạo. Hoạt động nhận thức sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, cần kết hợp với xã hội để tạo môi trường cho các em trải nghiệm. Xây dựng thời khóa biểu hợp lí để các em có thể vừa học tập ở trường, vừa được hoạt động ở ngoài xã hội.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)