7. Cấu trúc luận văn
4.1.1. Nguyên tắc dựa trên đặc điểm phát triển tâm lí học sinh
Lứa tuổi HSTH gồm HS đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5, tức là từ 6 – 7 tuổi đến 11 – 12 tuổi, ở lứa tuổi này tư duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan cụ thể, ít có sự tập trung chú ý trong một thời gian quá dài, các em có sự say mê hứng thú các trò chơi, các hoạt động. Các em đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cũng như về mặt sinh lí. Đối với môn Toán - một môn học với những tri thức trừu tượng, mang tính khái quát cao đòi hỏi ở các em sự tư duy, logic, lập luận, so sánh khá khó khăn so với các môn học khác vì vậy HSTH dễ cảm thấy chán nản, không tập trung lâu trong khi học. Đặc biệt, học sinh lớp 1 ở giai đoạn này chỉ mới làm quen với các thao tác tư duy, mới tiếp xúc với các biểu tượng toán học nên những kiến thức toán học còn rất đơn giản khác với học sinh lớp 2, 3, 4, 5, lúc này đã phát triển về mặt sinh lí khá hoàn thiện, đòi hỏi ở các em năng lực sử dụng các thao tác tư duy phức tạp hơn, mang tính khái quát, trừu tượng hơn.
Bên cạnh đó, mỗi HS lớp 1 là mỗi cá thể khác nhau, mỗi em có một NL riêng, có những đặc điểm riêng: có HS tiếp thu lí thuyết rất nhanh nhưng lại gặp khó khăn trong áp dụng vào thực tế, có HS có khả năng tư duy tốt nhưng không hứng thú với những tiết lí thuyết,…Trên cơ sở đặc điểm phát triển tâm lí của HS lớp 1, trong quá trình thiết kế HĐNT, người GV phải nắm vững đặc điểm tâm lí của đối tượng HS tham gia vào HĐNT để lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, GV phải đưa ra các biện pháp phát triển HĐNT sao cho tất cả HS trong một lớp hoặc cùng có chung một số đặc trưng tâm lí lứa tuổi đều có thể cùng tham gia, cùng phối hợp tham gia.