CHƯƠNG 5 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
5.5. Phân tích kết quả thực nghiệm
5.5.1. Tổ chức học tập toán thông qua trò chơi
Để thực nghiệm biện pháp này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sử dụng trò chơi học tập vào dạy học toán lớp 1 ở lớp 1/1 và 1/6 của 2 Trường Tiểu học Hùng Vương và Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái qua 2 bài sau:
+ Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 5) (trang 64). + Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10 (Tiết 1) (trang 68).
Sau khi tiến hành dự giờ các tiết về việc áp dụng trò chơi học toán vào trong tiết dạy, chúng tôi nhận thấy được sự hứng thú của các em trong tiết học.
Ở bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 5) (trang 64), khi tiến hành dự giờ tiết dạy ở lớp đối chứng không tổ chức trò chơi trong học tập, chúng tôi nhận thấy lớp học trầm hơn, khả năng quản lí lớp của giáo viên hạn chế. Khi tiến hành thực nghiệm lồng ghép trò chơi “Tìm bạn” ở hoạt động 2 – bài tập 3 vào tiết dạy, trò chơi làm tăng sự hứng thú trong việc hình thành phép cộng trong phạm vi 9, ngoài ra nó còn rèn luyện kĩ năng ghi nhớ nhanh cho HS qua đó giáo viên nắm bắt được tình hình học tập của từng em để từ đó phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm thiếu sót trong cách giảng dạy, biết được khả năng của từng em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. Hay đối với bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10 (Tiết 1) (trang 68) cũng với các hoạt động như vậy nhưng ở lớp đối chứng khi giáo viên không tổ chức trò chơi cho học sinh tham gia, dẫn đến giảm đi tính thi đua, không khí của tiết học trở nên nặng nề, đặc biệt vào thời gian giữa và cuối tiết học, chúng tôi quan sát đều thấy học sinh trở nên uể oải, mệt mỏi khi phải ngồi yên một chỗ và lắng nghe cô giáo nói khá nhiều dẫn đến tình trạng mất trật tự, không chú ý như lúc mới vào tiết. Thay vì vậy, thì ở lớp thực nghiệm, GV cho các em làm bài tập bằng cách lồng ghép tổ chức trò chơi để các em có thể vận động, gây hứng thú, giúp học sinh lấy lại tinh thần và ghi nhớ nội dung bài học lâu hơn.
Sau khi tiến hành dự giờ các tiết dạy, chúng tôi cũng cho HS thực hiện các bài tập nhỏ trên phiếu học tập ở 2 bài đã được thực nghiệm để kiểm tra mức độ nhận thức và hiểu bài của học sinh. Sau khi HS thực hiện phiếu học tập, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 5.1: Kết quả của phiếu học tập sau khi học xong bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 5)
Kết quả Lớp Số lượng Tỉ lệ (%)
Học sinh làm đúng câu 1 Lớp thực nghiệm 30 100
Lớp đối chứng 25 83,33
Học sinh làm đúng câu 2 Lớp thực nghiệm 28 93,33
Lớp đối chứng 22 73,33
Học sinh làm đúng câu 3 Lớp thực nghiệm 25 83,33
Lớp đối chứng 20 66,67
Học sinh làm đúng cả 3 câu Lớp thực nghiệm 27 90
Lớp đối chứng 19 63,33
Bảng 5.2: Kết quả của phiếu học tập sau khi học xong bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10 (Tiết 1)
Kết quả Lớp Số lượng Tỉ lệ (%)
Học sinh làm đúng câu 1 Lớp thực nghiệm 30 100
Lớp đối chứng 24 80
Học sinh làm đúng câu 2 Lớp thực nghiệm 27 90
Lớp đối chứng 20 66,67
Học sinh làm đúng câu 3 Lớp thực nghiệm 28 93,33
Lớp đối chứng 23 76,67
Học sinh làm đúng cả 3 câu Lớp thực nghiệm 27 90
Kết quả trên cho thấy rằng, HS lớp thực nghiệm có kết quả làm bài kiểm tra trên phiếu học tập cao hơn học sinh lớp đối chứng. Từ đó cho thấy rằng, HS lớp thực nghiệm khi tham gia phương pháp trò chơi trong học toán các em đã tiếp thu kiến thức một cách chủ động và tích cực hơn. Các kĩ năng phát triển hơn đặc biệt là kĩ năng quan sát, trình bày, kĩ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, đội.
Đồng thời, chúng tôi cũng làm một phiếu thăm dò ý kiến GV về việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học:
Qua thống kê, chúng tôi thấy rằng: Ở mỗi tiết dạy, GV sử dụng phương pháp trò chơi với tỉ lệ tuyệt đối trong mọi tiết toán (100%). Tất cả giáo viên đều cho rằng cần kết hợp sử dụng phương pháp trò chơi với các phương pháp dạy học khác để phát huy hiệu quả việc hiểu bài của HS, giúp các em tích cực, chủ động, hăng hái tham gia vào đóng góp ý kiến và xây dựng bài. Lớp học trở nên sôi nổi và thú vị hơn.
Qua quá trình thực nghiệm biện pháp “Tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán”
cùng với những kết quả thu được sau thực nghiệm đã cho thấy mục đích thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của biện pháp đề xuất đã được khẳng định, giả thuyết khoa học được kiểm nghiệm là đúng. Thực hiện biện pháp này trong quá trình dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán của HS lớp 1.