Mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc của đề tài luận văn

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật

Giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật trình độ đại học nói riêng có vai trò rất quan trọng đó là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về kiến thức, được trang bị các kiến thức cơ bản nhất về chuyên môn, pháp luật; về kỹ năng có khả năng thích ứng nhanh với xu hướng pháp luật của các quốc gia, phân tích, đánh giá để hành xử hợp lý và đủ sức mạnh để cạnh tranh trong quá trình phân công lao động quốc gia và quốc tế; về thái độ giúp SV hình thành thái độ, niềm tin vào hệ thống pháp luật quốc gia và tự mình rèn luyện để trở thành người có ý thức, văn hóa pháp luật trong thực tiễn cuộc sống.

Trên cơ sở mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam về đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…đã chính thức xác định“Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục

đại học”[27]. Trong quá trình giáo dục pháp luật, việc xác định đúng đắn các mục tiêu

xã hội cần phải đạt được có vai trò quan trọng để xây dựng nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật.

Nhìn chung, giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho SV các trường đại học hướng đến ba mục tiêu cơ bản sau:

quan trọng nhất là nhận thức, yếu tố này tác động vào thái độ, tâm tư, tình cảm, niềm tin của chủ thể đối với vấn đề cụ thể, từ đó tự ý thức thực hiện một cách tự giác. Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho SV các trường đại học cũng xác định mục tiêu nhận thức là yếu tố quan trọng, mục tiêu hàng đầu nhằm cung cấp cho SV kiến thức, kỹ năng pháp luật, đồng thời sự nhận thức đúng đắn về vai trò, giá trị điều chỉnh của pháp luật đối với bản thân, xã hội, nhà nước và qua đó, hình thành lòng tin, tình cảm về pháp luật. Trên cơ sở này, SV sẽ tự ý thức thực hiện pháp luật, điều chỉnh hành vi phù hợp quy định pháp luật, trang bị kiến thức và kỹ năng pháp luật phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và cơ hội hội nhập. Vấn đề nâng cao nhận thức pháp luật cho công dân nói chung, SV các trường đại học nói riêng ở Việt Nam hiện nay là đòi hỏi cấp thiết, khi mà công dân, SV có kiến thức pháp luật, ý thức thực hiện pháp luật, sự coi trọng pháp luật còn thấp, đặc biệt, một số bộ phận còn chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán cổ hủ. Ngoài ra, công tác giáo dục pháp luật cho SV các trường đại học chủ yếu thông qua chương trình đào tạo và phổ biến một vài nội dung pháp luật nhưng chưa thực hiện thường xuyên cũng là vấn đề tác động đến mục tiêu nhận thức pháp luật.

Mục tiêu cảm xúc, chính là thái độ, tình cảm của con người đối với hệ thống pháp

luật quốc gia, hình thành nên tâm lý pháp luật phù hợp ý thức pháp luật thông thường; mục tiêu cảm xúc này phải được hình thành một cách tự phát, trực tiếp trong hoạt động thực tiễn của con người về đời sống pháp luật, qua đó, con người sẽ có thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Mục tiêu cảm xúc rất quan trọng, vì nếu có kiến thức pháp luật mà không có tình cảm tôn trọng và niềm tin vào pháp luật cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật thì con người rất dễ hành động chệch khỏi các chuẩn mực pháp luật vì lợi ích riêng tư; đặc biệt là SV, còn hạn chế trong nhận thức, tư duy nên rất dễ bị các thành phấn xấu lôi kéo mà chính bản thân các em không thể nhận biết được. Vì vậy, tại các cơ sở giáo dục đại học cần cung cấp tri thức pháp luật và từ đó hình thành tình cảm pháp luật đúng đắn, ý thức trách nhiệm để SV có sự phân biệt hành vi đúng sai, bảo vệ các giá trị đạo đức và đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật. Trong quá trình phát triển mục tiêu cảm xúc cho SV, các trường đại học cần phải nhận thức rõ tâm lý pháp luật chịu sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên từ các yếu tố khách quan và chủ quan như môi trường xã hội, văn hóa, tôn giáo, tình trạng kinh tế, sức khỏe,…

Mục tiêu hành vi, trong hoạt động giáo dục pháp luật, mục tiêu cuối cùng cần đạt

được đó là hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật. Trên cơ sở quá trình nhận thức về pháp luật, tâm lý pháp luật sẽ tác động đến động cơ và hành vi của SV theo khuynh hướng thực hiện pháp luật một cách hợp pháp; đồng thời, SV có khả năng vận dụng quy định pháp luật để bảo vệ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của

mình, của người khác, của nhà nước và của xã hội. Ngoài ra, SV với kiến thức pháp luật được trang bị ở các trường đại học, sẽ có thể trở thành người tuyên truyền pháp luật, người ảnh hưởng, đưa kiến thức pháp luật đến các đối tượng khác trong những mối quan hệ của chính mình. Nhìn chung, nhờ có hoạt động giáo dục pháp luật mà SV hiểu biết pháp luật để rồi biết thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức cụ thể: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật.

Tóm lại, việc phân chia các mục tiêu giáo dục pháp luật trên đây chỉ mang tính tương đối, bản thân các mục tiêu này có mối quan hệ với nhau và mục tiêu chung mà hoạt động giáo dục pháp luật cần đạt được chính là giúp nâng cao sự hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của SV trong quá trình đào tạo, có thể vận dụng được những kiến thức đó để có thể áp dụng vào thực tế công việc, cũng như góp phần định hướng một cách toàn diện về đạo đức và trí lực cho SV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)