Quản lý chủ thể tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc của đề tài luận văn

1.4.5. Quản lý chủ thể tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật

Chủ thể tổ chức hoạt động GDPL thông thường bao gồm nhóm chủ thể lãnh đạo, quản lý, nhóm chủ thể trực tiếp giảng dạy kiến thức về pháp luật và nhóm chủ thể hỗ trợ; mỗi nhóm có chức năng và nhiệm vụ riêng theo sự phân công, cùng phối hợp trong tổ chức hoạt động GDPL. Chủ thể này chính là lực lượng trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của GDPL, vì vậy, cần phải quản lý chủ thể này để tạo ra sự chủ động về xây dựng thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của GDPL và cơ chế phối hợp linh hoạt giữa các chủ thể. Trong quá trình quản lý chủ thể tổ chức hoạt động GDPL có hiệu quả cần quan tâm một số vấn đề sau:

Vấn đề nhận thức của chủ thể quản lý, họ phải thấy được trách nhiệm của mình trong hoạt động GDPL cho SV và xem như là nhiệm vụ của tập thể nhà trường, cùng thực hiện, sáng tạo để đạt mục tiêu hoạt động giáo dục nói chung, mục tiêu của hoạt động GDPL nói riêng.

Phân định rõ về chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể; sự phối hợp và chỉ đạo thống nhất các lực lượng trong việc tổ chức quản lý các hoạt động GDPL từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát, cụ thể như: Ban Giám hiệu nhà trường kết hợp cùng Đảng ủy xây dựng chiến lược, kế hoạch và chỉ đạo tổng thể việc thực hiện hoạt động GDPL; đội ngũ giảng viên là người trực tiếp chuyển tải kiến thức pháp luật và cũng chính là người nắm bắt kịp thời những vướng mắc, hạn chế trong tổ chức thực hiện và kiến nghị, tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường; nhóm

chủ thể Hội, đoàn thể hỗ trợ các hoạt động học tập, sinh hoạt ngoại khóa cho SV, thông qua các hoạt động phong trào để đẩy mạnh công tác GDPL.

Lựa chọn những người làm công tác GDPL, đặc biệt chủ thể trực tiếp phải là người có khả năng tuyên truyền, phẩm chất, năng lực, trình độ, mức độ am hiểu chuyên sâu về pháp luật, về tâm sinh lý của SV.

Quản lý thông qua công tác giáo viên cố vấn vì chính họ là người hướng dẫn, tổ chức, theo dõi mọi diễn biến trong hoạt động GDPL cho SV; đánh giá kết quả rèn luyện và cầu nối giữa nhà trường với gia đình. Ngoài ra, nhà trường cũng cần quan tâm đến sự phối hợp với các chủ thể bên ngoài, nhằm hỗ trợ kiến thức pháp luật thực tiễn, vận dụng khả năng giải quyết các tình huống pháp lý và nhà trường đạt mục tiêu hoạt động GDPL, mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)