Hình thức của hoạt động giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc của đề tài luận văn

1.3.2. Hình thức của hoạt động giáo dục pháp luật

Quan niệm về hình thức giáo dục đó là:“Các hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh nội dung giáo dục

và đạt mục đích giáo dục”[48]. Như vậy, hình thức giáo dục pháp luật là các hoạt

động để thực hiện quá trình giáo dục pháp luật cho người học, người dạy tổ chức thực hiện các nội dung cần truyền đạt theo những cách thức phù hợp với những điều kiện cơ sở vật chất, với từng loại đối tượng người học, với nhóm ngành, chuyên ngành cụ thể. Thông thường, trong chương trình giáo dục pháp luật tại các cơ sở giáo dục đại học được thực hiện thông qua 2 hình thức, cụ thể:

- Giáo dục chính khóa, ở bậc đại học, đối với SV không chuyên luật thông qua học phần pháp luật đại cương - là học phần mang tính chất bắt buộc theo quy định nhằm giáo dục SV có kiến thức cơ bản nhất về pháp luật; các học phần pháp luật chuyên ngành, tùy theo chuyên ngành đào tạo sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về pháp luật hoặc những học phần có sự lồng ghép kiến thức pháp luật và có thể là học phần tự chọn. Đối với SV chuyên ngành luật, sẽ được giáo dục các học phần luật cơ sở ngành, chuyên ngành, không tiếp cận học phần pháp luật đại cương như SV không chuyên luật; ngoài ra, tùy thuộc chuyên ngành luật cụ thể thì các học phần sẽ có khối lượng kiến thức khác nhau. Như vậy, giáo dục pháp luật chính khóa cho SV được thực hiện chủ yếu thông qua: hoạt động dạy học các học phần pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành và hình thức dạy học chính khóa được quy định trong các chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành của các trường Đại học và hình thức giáo dục chính khóa này, thể hiện sự tương tác giữa giảng viên và SV.

- Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đối với hoạt động này, hiện nay có những hình thức chính như: hoạt động giáo dục pháp luật thông

qua hình thức “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” đầu khóa, đây là hoạt động ngoại khóa mang tính chất bắt buộc, thông thường hình thức này, nhà trường cung cấp các kiến thức về chương trình đào tạo, quy chế tín chỉ, nội quy, quyền và nghĩa vụ của SV. Hình thức và nội dung của các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa khác do các nhà trường chủ động tổ chức thực hiện, thường tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật do trường tổ chức hoặc các cơ quan chủ quản tổ chức, phối hợp với các tổ chức khác tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề. Riêng đối với SV chuyên ngành luật, hình thức giáo dục pháp luật ngoại khóa phổ biến như: tham dự phiên tòa xét xử tại hệ thống Tòa án nhân dân, tổ chức phiên tòa giả định cho SV thực hiện tại trường, tham gia các câu lạc bộ pháp luật, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật do các cơ quan nhà nước tổ chức, các buổi văn nghệ lồng ghép sinh hoạt pháp luật, tổ chức các buổi tọa đàm chuyên đề hoặc giới thiệu các văn bản mới trong những buổi sinh hoạt thường kỳ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)