8. Cấu trúc của đề tài luận văn
1.4.3. Quản lý hình thức hoạt động giáo dục pháp luật
Quản lý hình thức hoạt động GDPL nghĩa là các chủ thể quản lý phải quản lý cả quy trình tổ chức thực hiện hoạt động GDPL cho SV thông qua các hình thức chính khóa hay ngoại khóa. Việc quản lý này, chủ thể quản lý phải lựa chọn hình thức nào, cách thức tổ chức, đối tượng được GDPL, nội dung GDPL phù hợp từng giai đoạn, nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục đào tạo của trường Đại học.
Hiện nay, hầu hết các trường Đại học đều tổ chức các hình thức GDPL phổ biến như giáo dục chính khóa, thông qua công tác truyên truyền, phổ biến pháp luật; hệ thống thông tin trên các bản phát thanh của Đoàn Thanh niên; đối với SV chuyên ngành có thể áp dụng hình thức GDPL thông qua các lĩnh vực hoạt động pháp lý thực tiễn; giáo dục bằng các hoạt động xã hội khác như: tư vấn, giải đáp PL, dịch vụ pháp lý,... Nhìn một cách tổng thể, mỗi một hình thức sẽ có những hiệu quả khác nhau và do vậy, với những mục tiêu giáo dục đào tạo đa chiều thì cần phải phối kết hợp các hình thức GDPL khác nhau để tạo nên hiệu quả cộng hưởng đối với công tác GDPL; đồng thời, tùy đối tượng được GDPL lựa chọn hình thức GDPL nào chính yếu, hình thức GDPL nào là bổ trợ.
Về mặt thực tế, để công tác GDPL đem lại hiệu quả cao, các trường Đại học không thể vận dụng duy nhất một hình thức nào đó mà cần sử dụng đồng bộ nhiều hình thức khác nhau và với sự kết hợp này thì cần đảm các điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, sự phối hợp thực hiện của các chủ thể quản lý.