Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 64 - 70)

8. Cấu trúc của đề tài luận văn

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Về những hạn chế

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát phân tích, tổng hợp về thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho SV tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán, tác giả nhận thấy một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, đối với quản lý mục tiêu hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài

chính - Kế toán, Trường đã tiến hành xác định mục tiêu các môn học pháp luật dựa trên mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường và nhu cầu xã hội; tổ chức cho CBQL, GV nắm đề cương chi tiết môn học, mục tiêu, chương trình liên quan GDPL và xem mục tiêu GDPL là tiêu chuẩn đánh giá kết quả dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp CBQL, GV nắm đề cương chi tiết môn học, mục tiêu, chương trình liên quan GDPL, chẳng qua chỉ nắm tổng thể về nội dung môn học đó giảng dạy những gì. Việc xem mục tiêu GDPL mới chỉ dừng là tiêu chuẩn đánh giá kết quả dạy học đối với các học phần của SV chuyên ngành luật kinh tế, một số học phần pháp luật đại cương, pháp luật kinh tế, luật thương mại quốc tế, pháp luật về kế toán, kiểm toán dành cho SV không chuyên luật của Trường; đối với các học phần có lồng ghép kiến thức pháp luật thì chủ yếu được đánh giá kết quả về nghiệp vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh. Đặc biệt, phải đề cập đến một hạn chế đó là BGH, CBQL, GV chưa thực hiện tốt định kỳ rà soát, điều chỉnh mục tiêu quản lý hoạt động GDPL và điều này được chứng minh thông qua số liệu khảo sát định kỳ rà soát, điều chỉnh mục tiêu quản lý hoạt động GDPL có 29 CBQL, GV cho rằng chưa tốt.

Thứ hai, đối với quản lý nội dung hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài

chính - Kế toán, BGH đã phối hợp với các Khoa, Phòng Công tác SV, Quản lý đào tạo tiến hành quản lý về thực hiện chương trình bộ môn pháp luật; giờ dạy, nội dung dạy trên lớp và sinh hoạt chuyên môn; việc biên soạn bài giảng, tài liệu học tập; quản lý nội dung của hoạt động ngoại khóa, trong đó, Trường đã làm rất tốt việc quản lý việc giờ dạy, nội dung dạy trên lớp và sinh hoạt chuyên môn; việc biên soạn bài giảng, tài liệu học tập.

Tuy nhiên, việc quản lý về thực hiện chương trình bộ môn pháp luật vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm như: khối lượng kiến thức học phần pháp luật kinh tế truyền đạt nội dung về quy định các chủ thể kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, phá sản, giải quyết tranh chấp là quá nặng so với SV không chuyên luật và thời lượng 30 tiết; hay học phần Luật Thương mại quốc tế đối với SV chuyên ngành Kinh doanh quốc tế chỉ với thời lượng 30 tiết, SV phải nghiên cứu về các chủ thể thương mại quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp, vận chuyển và hoạt động logictis, mở các vận đơn và các tập quán quốc gia, quốc tế trong thương mại quốc tế. SV rất khó nắm vững kiến thức pháp luật đối với các vấn đề này, BGH cần có những điều chỉnh thích hợp trong thời gian tới. Đối với chương trình đào tạo chuyên ngành Luật Kinh tế, SV được nghiên cứu học phần Luật Thương mại quốc tế, Tư pháp quốc tế nhưng lại khó nghiên cứu học phần Luật Quốc tế vì là học phần tự chọn nên khi tiếp cận 02 học phần đó rất khó khăn; hay SV không được học tập Luật Hôn nhân và gia đình nên khi đi thực tập cuối khóa, SV không thể tham gia hỗ trợ đọc, sắp xếp hồ sơ và hướng giải quyết, trong khi thực tiễn hiện nay việc giải quyết tranh chấp trong ly hôn là rất lớn.

Đối với quản lý nội dung của hoạt động ngoại khóa còn chưa tốt, so với việc quản lý các nội dung khác và điều này đã được kiểm nghiệm qua kết quả khảo sát, quản lý nội dung của hoạt động ngoại khóa còn chưa tốt, quản lý nội dung của hoạt động ngoại khóa với mức điểm trung bình đạt 1.42, xếp thứ bậc 4 trong 04 vấn đề về quản lý nội dung hoạt động GDPL. Thực tế hiện nay, các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn theo chủ điểm thì Trường vẫn chưa có kế hoạch tổ chức cho sinh viên, chỉ mới tuyên truyền ý nghĩa của các ngày này thông qua hệ thống phát thanh của Đoàn Thanh niên. Nội dung chuyên đề, kế hoạch thông báo chưa thu hút đông đảo sinh viên hưởng ứng tham gia, một số hoạt động giáo dục pháp luật mặc dù mang tính bắt buộc sinh viên thực hiện nhưng do mang tính bắt buộc nên sinh viên thực hiện một cách gượng ép, hiệu quả mang lại chưa cao. SV chuyên ngành luật kinh tế, nội dung của hoạt động ngoại khóa chỉ chủ yếu về hình sự, chưa có sự đa dạng về nội dung trong lĩnh vực dân sự, thương mại, lao động, hành chính.

Thứ ba, đối với quản lý hình thức hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên

Trường Đại học Tài chính - Kế toán, mặc dù áp dụng nhiều biện pháp quản lý về hình thức phù hợp với mục tiêu, chương trình GDPL; hình thức được cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình GDPL; hình thức đa dạng, phù hợp với SV; hình thức được điều chỉnh thường xuyên, theo định kỳ và các hình thức phù hợp với điều kiện vật chất, tài chính của Trường, tuy nhiên, tính đến hiện nay, ngoài hình thức GDPL chính khóa cho SV thông qua các môn học thì hoạt động GDPL ngoại khóa chủ yếu một số hình thức

như: tham gia tìm hiểu pháp luật, tuần sinh hoạt công dân; riêng đối với SV chuyên ngành luật kinh tế có thêm hình thức phiên tòa giả định, đối với hình thức tư vấn pháp luật, góp ý dự thảo, sân khấu hóa, thi học thuật rất hạn chế, tính từ năm 2017 đến nay chỉ mới tổ chức được 02 phiên tòa giả định cấp trường, 01 cuộc thi học thuật, 01 góp ý dự thảo với sự hỗ trợ từ GV của Khoa Luật Kinh tế. Với thời lượng tổ chức các hình thức như vậy, rất khó có thể hỗ trợ cho SV nói chung, SV chuyên ngành luật kinh tế nói riêng về vận dụng kiến thức thực tiễn, kỹ năng tư vấn pháp lý và một số kỹ năng mềm khác khi tham gia thị trường lao động.

Thứ tư, quản lý đối tượng được GDPL tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán

đối với việc tham gia các giờ giảng trên lớp; việc tham gia các hoạt động ngoại khóa; tham gia góp ý vào hoạt động GDPL của Trường; các biểu hiện hành vi, trong số đó, nhà trường thực hiện quản lý tốt về việc tham gia các giờ giảng trên lớp theo phương pháp điểm danh hàng tuần, công bố trên phần mềm quản lý SV; Phòng Công tác SV chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các Phòng, Khoa khác quản lý các biểu hiện hành vi nên đã kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn hành vi đúng pháp luật cho SV. Tuy nhiên, cũng phải chú ý việc tham gia các hoạt động ngoại khóa; tham gia góp ý vào hoạt động GDPL của Trường chưa thật sự tốt, điều này được minh chứng qua khảo sát của tác giả với kết quả đối với một số hình thức hoạt động ngoại khóa việc tham gia các câu lạc bộ pháp luật tỷ lệ 5.9%; tham gia góp ý vào hoạt động GDPL của Trường tỷ lệ 7.1 %, tư vấn pháp luật với tỷ lệ 8.4%, xuất phát từ vấn đề nội dung GDPL còn chưa đa dạng, chưa thật sự hấp dẫn để thu hút các SV tự nguyện tham gia mà chủ yếu tham gia vì e ngại trừ điểm rèn luyện hoặc kỷ luật.

Thứ năm, quản lý chủ thể tổ chức hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài

chính - Kế toán đã có sự phân công cán bộ, GV phụ trách trong BGH; giao cho chủ thể cụ thể xây dựng kế hoạch GDPL; thống nhất, phối hợp thực hiện giữa các chủ thể; huy động lực lượng tham gia từ Hội, Đoàn thể; tổ chức đánh giá kết quả của các chủ thể quản lý theo định kỳ. Mặc dù vậy thực tế vẫn còn tồn tại sự chỉ đạo không kịp thời từ BGH về biên soạn nội dung GDPL, cử đại diện tham gia, sự quan tâm, phối hợp của nhà trường với chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp chưa chặt chẽ, đồng bộ, điển hình như phối hợp Chi đoàn Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tư Nghĩa tổ chức sự kiện phiên tòa giả định, không có sự tham gia của lãnh đạo Khoa Luật Kinh tế, không thể xác định trách nhiệm nên khi diễn ra hoạt động còn lúng túng. Ngoài ra, tổ chức đánh giá kết quả của các chủ thể quản lý theo định kỳ chưa thực hiện tốt, thông thường hoạt động nào tổ chức không tốt thì đánh giá ngay tại chỗ. Đội ngũ nhân lực thực hiện hoạt động GDPL chưa nhiều, với SV không chuyên luật chủ yếu do BGH, Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Công tác sinh viên tổ chức thực hiện; riêng đối

với SV chuyên ngành luật kinh tế do 17 GV Khoa Luật Kinh tế phụ trách thực hiện; chưa có bộ phận cố vấn về pháp luật của nhà trường, Khoa Luật Kinh tế làm đầu mối cho việc xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức hoạt động GDPL.

Thứ sáu, quản lý kiểm tra, đánh giá về hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh

viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán, đối với quy trình tổ chức thực hiện vẫn còn tồn tại việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDPL ngắn hạn; sự chỉ đạo từ BGH còn chậm; việc cập nhật nội dung, phương pháp, hình thức thông thường diễn ra sau một hoặc hai kì giảng dạy các học phần chính khóa; hoạt động phối hợp của Khoa Luật Kinh tế với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp còn ít, chưa thật sự tạo điều kiện để SV chuyên ngành tiếp cận kiến thức thực tiễn và áp dụng pháp luật; đồng thời, hiện nay, công tác tổ chức đánh giá đối với hoạt động GDPL chưa thường xuyên đối với các hoạt động ngoại khóa, chỉ dừng ở việc đánh giá hoạt động tổ chức tuần sinh hoạt công dân - sinh viên.

Về nguyên nhân

Một số biện pháp nhà trường áp dụng vẫn mang tính hình thức và chưa được thường xuyên; cơ chế động viên khuyến khích dù đã có nhưng nhiều CBQL, GV, SV vẫn chưa nhận thức rõ và hiểu đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động GDPL, quản lý hoạt động GDPL, trách nhiệm của cá nhân nên đã ảnh hưởng đến việc tham gia của SV; việc hướng dẫn các bộ phận chức năng thực hiện nhiệm vụ chưa được sâu sắc và kịp thời.

Sự quan tâm, gương mẫu, trách nhiệm của chủ thể quản lý hoạt động GDPL chưa cao, chủ yếu chỉ tập trung giảng dạy hoặc quản lý theo chương trình đào tạo, chưa thật sự tìm ra những hình thức, lồng ghép thực tiễn pháp lý cho SV tiếp cận. Nhà trường, các Phòng, Khoa chưa xây dựng được các kênh khuyến khích, thu thập thông tin phản hồi từ SV, cũng như sự trao đổi thông tin, nguyện vọng, góp ý vào hoạt động GDPL của SV.

BGH chưa chỉ đạo kế hoạch về quản lý hoạt động GDPL được xây dựng theo giai đoạn, chủ yếu xây dựng kế hoạch theo kì học của SV, gây khó khăn về khả năng dự báo, chuẩn bị nguồn lực cần thiết.

Cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, Khoa, giảng viên; sự phối hợp với gia đình, tổ chức bên ngoài còn chậm, chưa thường xuyên gắn kết, thông thường khi nào có chương trình mới quan tâm vấn đề kết nối với bên ngoài.

Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường đảm bảo cho các hoạt động ngoại khóa và bổ trợ nhìn chung còn hạn hẹp, nên một số hình thức nhà trường muốn triển khai cho sinh viên chưa thể thực hiện được hoặc có thực hiện nhưng hiệu quả thu được là chưa cao.

Kiểm tra, đánh giá về quản lý hoạt động GDPL còn tương đối khó khăn đối với các hoạt động ngoại khóa, các buổi hội thảo khoa học, tuần sinh hoạt công dân; việc chấp hành các quy định ở địa phương, ngoài xã hội của sinh viên nhà trường chưa kiểm soát được hết. Chưa sử dụng được nhiều thông tin của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và lực lượng ngoài nhà trường trong hoạt động kiểm tra, các tiêu chuẩn kiểm tra xây dựng chưa được cụ thể dẫn đến việc khó khăn khi đánh giá.

Với những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quá trình quản lý hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán, tác giả luận văn cũng đã tiến hành khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.12. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDPL

STT NỘI DUNG Mức độ đạt được Điểm trung bình Thứ bậc Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng 1

Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDPL, quản lý hoạt động GDPL

40 5 0 2.09 1

2

Sự quan tâm, gương mẫu, trách nhiệm của chủ thể quản lý hoạt động GDPL

31 14 0 2.00 2

3

Kế hoạch về quản lý hoạt động GDPL được xây dựng theo giai đoạn

15 30 0 1.89 4

4

Cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, Khoa, giảng viên; sự phối hợp với gia đình, tổ chức bên ngoài

30 15 0 1.96 3

5 Cơ sở vật chất 9 31 5 1.51 6

6 Kiểm tra, đánh giá về quản lý

hoạt động GDPL 21 24 0 1.60 5

Tiểu kết Chương 2

Qua việc nghiên cứu những thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán, tác giả luận văn rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, tác giả khái quát về chương trình đào tạo có liên quan đến hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán bao gồm: đối tượng không chuyên luật và chuyên luật kinh tế.

Thứ hai, giới thiệu quá trình khảo sát bao gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức khảo sát để đánh giá khách quan công tác quản lý hoạt động GDPL cho SV.

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán theo các nội dung: quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý nội dung hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý hình thức hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý đối tượng được giáo dục pháp luật; quản lý chủ thể tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý kiểm tra, đánh giá về hoạt động giáo dục pháp luật; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng.

Thứ tư, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng về mặt chủ quan như: nhận thức của cán bộ quản lý, SV làm nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho SV; năng lực quản lý của cán bộ quản lý làm nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho SV; cơ chế tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho SV; đặc điểm tâm sinh lý của SV; sự quan tâm của Nhà trường, các Phòng, Khoa liên quan. Về khách quan: cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước; chủ trương của ngành Giáo dục; cơ sở vật chất; kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phân cấp thứ bậc đối với các yếu tố ảnh hưởng gây ảnh hưởng

Thứ năm, đánh giá kết quả chung về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán và xác định nguyên nhân của kết quả, hạn chế.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 64 - 70)