Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 93 - 150)

8. Cấu trúc của đề tài luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán sau khi xử lý số liệu thể hiện ở bảng 3.2 và bảng 3.3.

Về tính cấp thiết, thông qua kết quả khảo nghiệm sau khi xử lý số liệu ở bảng 3.2 thể hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán đề xuất được đánh giá mức độ rất cao (điểm trung bình từ 1.87 trở lên). Trong đó, biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên, cán bộ quản lý được cho là rất cấp thiết xếp ở vị trí 1; biện pháp xây dựng một số mô hình tổ chức quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên được cho là rất cấp thiết xếp ở vị trí 4; biện pháp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên được cho là rất cấp thiết xếp ở vị trí 3; biện pháp đảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên được cho là rất cấp thiết xếp ở vị trí 5; biện pháp chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên được cho là rất cấp thiết xếp ở vị trí 2

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp

TT Biện pháp Mức độ cần thiết Điểm trung bình Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng của hoạt động GDPL cho sinh viên, cán bộ quản lý

41 4 0 2.91 1 2 Xây dựng, thành lập Ban chỉ đạo

về công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên

18 27 0 1.89 4 3 Chỉ đạo xây dựng và tổ chức

thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho sinh viên

26 19 0 2.51 2 4 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn

đánh giá quản lý hoạt động GDPL cho sinh viên

22 23 0 2.50 3 5 Đảm bảo các điều kiện cho quản

lý hoạt động GDPL cho sinh viên 13 32 0 1.87 5

Về tính khả thi, thông qua kết quả khảo nghiệm sau khi xử lý số liệu ở bảng 3.3 thể hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán đề xuất được đánh giá mức độ rất cao (điểm trung bình từ 1.47 trở lên). Trong đó, biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên, cán bộ quản lý được cho là rất khả thi xếp ở vị trí 1; biện pháp xây dựng một số mô hình tổ chức quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên được cho là rất khả thi xếp ở vị trí 4; biện pháp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên được cho là rất khả thi xếp ở vị trí 3; biện pháp đảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên được cho là rất khả thi xếp ở vị trí 5; biện pháp chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên được cho là rất khả thi xếp ở vị trí 2.

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp

TT Biện pháp Mức độ khả thi Điểm trung bình Thứ bậc Thực hiện được Khó thực hiện 1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng

của hoạt động GDPL cho SV, cán bộ quản lý

45 0 1.96 1 2 Xây dựng, thành lập Ban chỉ đạo về

công tác GDPL cho SV 38 7 1.49 4

3 Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện

kế hoạch hoạt động GDPL cho SV 43 2 1.89 2

4 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh

giá quản lý hoạt động GDPL cho SV 41 4 1.62 3 5 Đảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt

động GDPL cho SV 36 9 1.47 5

(Nguồn: Điều tra)

Qua số liệu được thể hiện tại bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDPL cho SV của Trường Đại học Tài chính - Kế toán được đề xuất, đáp ứng yêu cầu về tính cấp thiết và tính khả thi. Theo đánh giá chung của đối tượng điều tra, điểm trung bình chung của các biện pháp đạt từ 1.87 đến 2.91 đối với tính cấp thiết và từ 1.47 đến 1.96 đối với tính khả thi.

Trong từng biện pháp cụ thể, sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi được thể hiện cụ thể:

Biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên, cán bộ quản lý với mức độ đánh giá tính cấp thiết (2.91 điểm) và

tính khả thi (1.96 điểm), điều này cho thấy biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên, cán bộ quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các biện pháp khác.

Biện pháp Xây dựng, thành lập Ban chỉ đạo về công tác GDPL cho sinh viên với mức độ đánh giá tính cấp thiết (1.89 điểm) và khả thi (1.49 điểm), điều này cho thấy cần phải xây dựng một số mô hình tổ chức quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên để làm đầu mối quản lý, phân công nhiệm vụ và phối hợp thực hiện hoạt động GDPL.

Biện pháp chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên, với mức độ đánh giá tính cấp thiết (2.51 điểm) và tính khả thi (1.89 điểm), Trường phải thực hiện chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên, trên cơ sở đó, mới xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động GDPL, có tiêu chuẩn để đánh giá kết quả thực hiện, phân công trách nhiệm và huy động sự ủng hộ từ bên ngoài.

Biện pháp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên, với mức độ đánh giá tính cấp thiết (2.50 điểm) và tính khả thi (1.62 điểm), nhà trường cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên để đánh giá khách quan hiệu quả công tác quản lý.

Biện pháp đảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên, với mức độ đánh giá tính cấp thiết (1.87 điểm) và tính khả thi (1.47 điểm), cần đảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên để các công việc khác mới tiến hành được một cách thuận lợi, đảm bảo đúng với những gì đã đặt ra.

Nhìn chung, các biện pháp về quản lý hoạt động GDPL cho SV của Trường Đại học Tài chính - Kế toán được đề xuất là rất cấp thiết và khả thi trong điều kiện nhà trường hiện nay. Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp này phù hợp với thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý của SV sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDPL cho SV của Trường Đại học Tài chính - Kế toán trong thời gian tới.

Tiểu kết Chương 3

Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Đại học Tài chính - Kế toán, tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, tác giả xây dựng một số nguyên tắc làm cơ sở để đề xuất các biện pháp, bao gồm: đảm bảo tính mục tiêu, đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính hiệu quả, đảm bảo tính khả thi. Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động GDPL phải dựa trên mục tiêu của hoạt động GDPL, của hoạt động quản lý, có như vậy các hoạt động GDPL mới có thể đúng với chủ trương, đường lối của cấp trên, là điều kiện đảm bảo cho hoạt động GDPL đạt mục tiêu, hiệu quả; đồng thời, các biện pháp phải đồng bộ thì việc áp dụng mới có hiệu quả, khả thi.

Thứ hai, tác giả đề xuất 05 biện pháp bao gồm: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDPL cho SV, CBQL; xây dựng, thành lập Ban chỉ đạo về công tác GDPL cho SV; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho SV; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL cho SV; đảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt động GDPL cho SV. Trong đó, mỗi biện pháp, tác giả đều làm rõ một số vấn đề về: mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện biện pháp và các điều kiện thực hiện có hiệu quả các biện pháp.

Thứ ba, tác giả đánh giá mối quan hệ giữa 05 biện pháp đề xuất và khẳng định mỗi biện pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, không có biện pháp nào là tối ưu hoàn toàn và cần phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng các biện pháp để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, phát huy được ưu thế của biện pháp, khắc phục được tồn tại và hạn chế của từng biện pháp.

Thứ tư, tác giả tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất; mô tả mẫu, đánh giá kết quả khảo sát, phân cấp thứ bậc các biện pháp. Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp này phù hợp với thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý của SV sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDPL cho SV của Trường Đại học Tài chính - Kế toán trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường

Đại học Tài chính - Kế toán”, tác giả luận văn rút ra những kết luận:

1.1. Về lý luận

Tác giả nghiên cứu về quan niệm về giáo dục nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng của các nước và xác định quan niệm này phụ thuộc vào nền giáo dục, văn hóa quốc gia, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Tác giả hệ thống hóa một số quan niệm liên quan đến đề tài và nghiên cứu khung lý luận về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp với mục tiêu phát triển con người toàn diện. Trên cơ sở này, tác giả xác định các hình thức hoạt động giáo dục pháp luật và phân tích làm rõ các hình thức phù hợp với sinh viên không chuyên luật và sinh viên chuyên ngành luật; xác định các nhóm chủ thể tham gia hoạt động giáo dục pháp luật và xác định nội dung hoạt động tham gia giáo dục pháp luật gồm: nhóm kiến thức đại cương, chuyên ngành và chuyên ngành luật.

Tác giả luận văn cũng đã làm rõ nội dung quản lý hoạt động giáo dục pháp luật bao gồm: Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý nội dung hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý hình thức hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý đối tượng được giáo dục pháp luật; quản lý chủ thể tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý kiểm tra, đánh giá về hoạt động giáo dục pháp luật; các yếu tố ảnh hưởng như: nhận thức của chủ thể tham gia, năng lực của chủ thể quản lý, tổ chức quản lý hoạt động giáo dục pháp luật, đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên, yếu tố pháp luật, cơ sở vật chất, yếu tố kinh tế văn hóa, xã hội.

1.2. Về thực tiễn

Tác giả luận văn đã khái quát về chương trình đào tạo có liên quan đến hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán cho cả đối tượng không chuyên luật và chuyên luật kinh tế để làm rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác GDPL với từng đối tượng cũng có một số khác biệt cơ bản, SV luật cần kiến thức chuyên sâu hơn để hành nghề, bảo vệ các quan hệ xã hội, bảo vệ công lý; giới thiệu quá trình khảo sát bao gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức khảo sát để đánh giá khách quan công tác quản lý hoạt động GDPL cho SV.

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán theo các nội dung: quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý nội dung hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý hình thức hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý đối tượng được giáo dục pháp luật; quản lý chủ thể tổ chức hoạt

động giáo dục pháp luật; quản lý kiểm tra, đánh giá về hoạt động giáo dục pháp luật; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng. Tác giả tiến hành phân tích, đánh giá và chỉ ra những nguyên nhân hạn chế về mặt chủ quan như: nhận thức của cán bộ quản lý, SV làm nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho sinh viên; năng lực quản lý của cán bộ quản lý làm nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho sinh viên; cơ chế tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên; đặc điểm tâm sinh lý của SV; sự quan tâm của Nhà trường, các Phòng, Khoa liên quan. Về khách quan: cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước; chủ trương của ngành Giáo dục; cơ sở vật chất; kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phân cấp thứ bậc đối với các nguyên nhân gây ảnh hưởng, trong đó nhận thức của cán bộ quản lý, SV làm nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho sinh viên là nguyên nhân quan trọng nhất. Đồng thời, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán và đánh kết quả chung về quản lý hoạt động GDPL.

Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Đại học Tài chính - Kế toán, tác giả luận văn xây dựng hệ thống các nguyên tắc để đề xuất biện pháp; đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bao gồm: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDPL cho SV, CBQL; xây dựng, thành lập Ban chỉ đạo về công tác GDPL cho SV; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho SV; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL cho SV; đảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt động GDPL cho SV. Tác giả tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa các biện pháp, tính đồng bộ và việc áp dụng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế; khảo nghiệm các biện pháp có tính cấp thiết và tính khả thi, có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Ban Giám hiệu

Đảng ủy, BGH nhà trường cần quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn nữa việc quản lý hoạt động GDPL, coi nhiệm vụ GDPL cho SV là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường hiện nay để đào tạo nguồn nhân lực.

Chỉ đạo các phòng, ban, các Khoa có chuyên ngành đào tạo phải nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDPL, quản lý hoạt động GDPL, chủ động tham gia vào hoạt động GDPL, hỗ trợ Trường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Xây dựng Tổ công tác, định hướng xây dựng Tổ chuyên môn thuộc Khoa Luật Kinh tế đủ về số lượng, chất lượng chuyên môn và trở thành đầu mối về thiết kế kế hoạch, tham mưu nội dung hoạt động GDPL.

Chỉ đạo và tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về pháp luật cho đội ngũ CBQL, GV trong trường, đặc biệt tạo điều kiện để GV thuộc Khoa Luật Kinh tế có cơ hội tham gia các Hội thảo chuyên môn cùng các Trường đào tạo chuyên ngành luật lớn ở trong nước về tính cấp bách của hệ thống pháp luật, những yêu cầu chuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 93 - 150)