Thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 45 - 59)

8. Cấu trúc của đề tài luận văn

2.3. Thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học

Đại học Tài chính - Kế toán

2.3.1. Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật

Để xây dựng mục tiêu của hoạt động GDPL cho SV, BGH đã chỉ đạo các Phòng, Khoa liên quan tham mưu về mục tiêu chung của hoạt động giáo dục đó là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính, kinh tế; cung cấp những sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất nước nói chung và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng. Trên cơ sở đó, xác định tiêu chí “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, Trường luôn xem hoạt động GDPL cho SV có tầm quan trọng, bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên ngành. Mục tiêu của hoạt động GDPL cho SV cần nâng cao nhận thức pháp luật cho sinh viên giúp SV nắm được chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; hình thành được ý thức thực hiện pháp luật, chủ động thực hiện pháp luật trong thực tiễn theo tinh thần “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; hình thành kỹ năng xử lý các tình huống pháp luật, văn hóa pháp lý và thực hiện các hành vi hợp pháp và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.

Quản lý mục tiêu hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Trường được thực hiện đối với một số nội dung cụ thể:

mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường và nhu cầu xã hội, từ đó, chỉ đạo các khoa phụ trách học phần thể hiện cụ thể trong đề cương chi tiết học phần. Tính đến hiện nay, các học phần pháp luật đều đã được xây dựng đề cương và xác định rõ ràng mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng, mục tiêu về thái độ; đồng thời đã được nghiệm thu, đưa vào giảng dạy.

Riêng đối với một số học phần pháp luật của chuyên ngành luật kinh tế, mặc dù đã được giảng dạy nhưng vẫn chưa được nghiệm thu, mục tiêu và định hướng nội dung tùy vào cá nhân tham gia giảng dạy, dẫn đến chưa thống nhất được mục tiêu, nội dung cơ bản, chẳng hạn, học phần Đạo đức nghề luật đã tiến hành giảng dạy 02 khóa từ năm 2019 nhưng đến tháng 01/2021 mới được đánh giá nghiệm thu. Nhìn về tổng thể, việc xác định mục tiêu các môn học pháp luật dựa trên mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường và nhu cầu xã hội, Trường đã làm tốt và được minh chứng qua kết quả khảo sát có 14 CBQL, GV cho rằng rất tốt và 29 CBQL, GV cho rằng tốt, thể hiện những nỗ lực, chỉ đạo kịp thời từ lãnh đạo nhà trường.

Hai là, tổ chức cho CBQL, GV nắm đề cương chi tiết môn học, mục tiêu, chương

trình liên quan GDPL. Thông thường, đối với các hoạt động GDPL chính khóa, sau khi được phân công phụ trách, các tổ bộ môn sẽ tổ chức họp chuyên môn để giới thiệu đề cương chi tiết môn học, định hướng một số nội dung cơ bản cần truyền đạt cho SV; đối với các hoạt động GDPL ngoại khóa, các chương trình sẽ được thông báo đến SV thông qua kênh thông tin của Phòng Công tác sinh viên, Đoàn Thanh niên và Khoa có chuyên ngành đào tạo, vì vậy, đa số CBQL, GV khi tham gia hoạt động GDPL đều nắm rõ về đề cương chi tiết môn học, mục tiêu, chương trình liên quan GDPL. Đối với Khoa Luật Kinh tế, ngoài những vấn đề nêu trên, để hỗ trợ SV chuyên ngành do mình đào tạo, vào đầu kì học sẽ tổ chức thảo luận, lựa chọn những chủ đề pháp luật đang là đề tài thời sự hoặc sự thay đổi của pháp luật, xây dựng kế hoạch ngoại khóa, phối hợp Liên chi đoàn tổ chức thực hiện. Do đó, việc tổ chức cho CBQL, GV nắm đề cương chi tiết môn học, mục tiêu, chương trình liên quan GDPL đã góp phần cho CBQL, GV nắm bắt kịp thời và tạo hiệu quả tốt trong công tác quản lý hoạt động GDPL, được minh chứng qua kết quả khảo sát có 08 CBQL, GV cho rằng rất tốt và 32 CBQL, GV cho rằng tốt.

Ba là, xem mục tiêu GDPL là tiêu chuẩn đánh giá kết quả dạy học, nội dung này

chủ yếu thể hiện rõ qua các học phần pháp luật của SV chuyên ngành luật kinh tế, một số học phần pháp luật đại cương, pháp luật kinh tế, luật thương mại quốc tế, pháp luật về kế toán, kiểm toán dành cho SV không chuyên luật của Trường; đối với các học phần có lồng ghép kiến thức pháp luật thường không tập trung đánh giá về kiến thức pháp luật mà chủ yếu được đánh giá kết quả về nghiệp vụ và vì vậy, kết quả khảo sát

có 10 CBQL, GV cho rằng thực hiện chưa tốt.

Bốn là, định kỳ rà soát, điều chỉnh mục tiêu quản lý hoạt động GDPL, đối với các

hoạt động GDPL chính khóa, việc tổ chức thực hiện, quản lý diễn ra thường xuyên. Nhà trường có quy định việc thay đổi 30% kiến thức thì tổ chức chỉnh sửa đề cương chi tiết học phần có nghiệm thu của Hội đồng khoa học nhà trường; việc thay đổi dưới 30% kiến thức thì tổ chức chỉnh sửa đề cương chi tiết học phần do Khoa, Tổ Bộ môn quản lý học phần tiến hành. Tính đến hiện nay, do sự thay đổi của pháp luật, riêng đối với một số học phần dành cho SV chuyên ngành luật kinh tế, Khoa Luật Kinh tế tiến hành điều chỉnh thường xuyên, tuy nhiên, thực tế việc điều chỉnh này chủ yếu do GV giảng dạy tự cập nhật kiến thức cho SV. Đối với các hoạt động GDPL ngoại khóa, kế hoạch hoạt động GDPL được xây dựng theo kỳ hoặc theo chương trình từ cơ quan nhà nước, chưa xây dựng kế hoạch dài hạn nên rà soát, điều chỉnh mục tiêu quản lý hoạt động GDPL hầu như không diễn ra. Điều này được minh chứng qua kết quả khảo sát có 16 CBQL, GV cho rằng thực hiện rất tốt, tốt, nhưng lại có 29 CBQL, GV cho rằng thực hiện chưa tốt.

Để nhìn khái quát nhất về thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán, tác giả luận văn tiến hành khảo sát đối với CBQL, GV với nội dung “Ông (bà) cho biết quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán như thế nào?”, kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Kết quả quản lý mục tiêu của hoạt động GDPL

STT NỘI DUNG Mức độ đạt được Điểm trung bình Thứ bậc Rất tốt Tốt Chưa tốt 1

Xác định mục tiêu các môn học PL dựa trên mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường và nhu cầu xã hội

14 29 2 2.27 1

2 Định kỳ rà soát, điều chỉnh mục tiêu

quản lý hoạt động GDPL 2 14 29 1.36 4

3

Tổ chức cho cán bộ quản lý, giảng viên nắm đề cương chi tiết môn học, mục tiêu, chương trình liên quan GDPL

8 32 5 2.07 2

4 Mục tiêu GDPL là tiêu chuẩn đánh giá

kết quả dạy học 2 33 10 1.44 3

Về tổng thể, xác định mục tiêu các môn học PL dựa trên mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường và nhu cầu xã hội với mức điểm trung bình đạt 2.27, xếp thứ bậc 1; định kỳ rà soát, điều chỉnh mục tiêu quản lý hoạt động GDPL với mức điểm trung bình đạt 1.36, xếp thứ bậc 4; tổ chức cho cán bộ quản lý, giảng viên nắm đề cương chi tiết môn học, mục tiêu, chương trình liên quan GDPL với mức điểm trung bình đạt 2.07, xếp thứ bậc 2; mục tiêu GDPL là tiêu chuẩn đánh giá kết quả dạy học với mức điểm trung bình đạt 1.44, xếp thứ bậc 3 và như vậy, trong quá trình quản lý mục tiêu, nhà trường cần quan tâm đối với vấn đề định kỳ rà soát, điều chỉnh mục tiêu quản lý hoạt động GDPL, mục tiêu GDPL là tiêu chuẩn đánh giá kết quả dạy học.

2.3.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục pháp luật

Hoạt động GDPL cho SV nhằm trang bị tri thức pháp luật cơ bản, định hướng, phát triển nhân cách và tư cách công dân, nâng cao nhận thức, góp phần điều chỉnh hành vi, hình thành thói quen tự giác chấp hành đúng pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật và có tri thức pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ, ngành nghề, lĩnh vực được đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, Nhà trường xác định phải quản lý nội dung từ việc lựa chọn nội dung, thực hiện nội dung cụ thể trong hoạt động chính khóa, ngoại khóa, cụ thể như sau:

Quản lý thực hiện chương trình bộ môn pháp luật, nội dung này là sự chỉ đạo, phối hợp giữa BGH, Phòng Quản lý đào tạo và Khoa Luật Kinh tế trong việc thiết kế lộ trình giảng dạy các học phần pháp luật, lựa chọn nội dung giảng dạy đối với chương trình chính khóa của SV chuyên ngành luật kinh tế và SV các chuyên ngành khác. Nhìn chung, hoạt động quản lý này nhà trường đã thực hiện tốt nên đã kịp thời điều chỉnh nội dung GDPL, thời lượng, bố trí tiến độ giảng dạy. Điển hình như đối với SV chuyên ngành khác của trường, trước tiên sẽ được tiếp cận học phần Pháp luật đại cương, sau khi các SV được học một số môn kinh tế, đến SV năm 3 thì được tiếp cận học phần Pháp luật kinh tế và một số học phần pháp luật được bố trí trong chương trình đào tạo. Đối với SV chuyên ngành luật kinh tế, điều kiện tiên quyết để được lựa chọn các học phần pháp luật tiếp theo, SV phải hoàn thành học phần Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp. Việc bố trí theo lộ trình rất phù hợp, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số học phần bố trí thiếu logic, ví dụ học phần Luật Dân sự 1 học cùng lúc học phần Luật Thương mại 1, trong khi các SV chưa nắm rõ một số kiến thức về quyền tài sản, chế định pháp nhân, hợp đồng ở Luật Dân sự 1 để làm nền tảng học Luật Thương mại 1; đồng thời, việc thực hiện lựa chọn môn học theo từng học kỳ do giáo viên cố vấn hỗ trợ, trong một số trường hợp tư vấn SV lựa chọn sai tiến độ được quy định trong chương trình đào tạo cũng làm ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chương trình bộ môn pháp luật. Ngoài ra, định kỳ khi hệ thống pháp luật thay đổi,

dưới sự chỉ đạo của BGH, Khoa Luật kinh tế tiến hành chỉnh sửa, bổ sung kiến thức pháp luật. Để đánh giá nội dung, chương trình giảng dạy môn pháp luật ở nhà trường có phù hợp với yêu cầu thực tế và sự pháp triển của xã hội hay chưa, tác giả luận văn tiến hành khảo sát, thu về 27 phiếu CBQL, GV cho rằng chưa phù hợp với tỷ lệ 60%, điều này xuất phát từ khối lượng kiến thức quá nhiều so với thời gian giảng dạy (pháp luật đại cương, pháp luật kinh tế…), một số kiến thức không cần thiết.

Quản lý giờ dạy, nội dung dạy trên lớp và sinh hoạt chuyên môn, hiện nay, hoạt động quản lý giờ dạy đối với GV tham gia giảng dạy do Phòng Thanh tra của Nhà trường tiến hành thực hiện hàng ngày theo lịch giảng dạy đã được phân công; đối với quản lý tham gia học tập tại lớp do GV trực tiếp giảng day thực hiện điểm danh, công khai vào phần mềm quản lý SV và Phòng Quản lý đào tạo định kỳ gửi mail thông báo cho toàn bộ GV về nội dung vắng học của SV để nhắc nhở, quan tâm, tránh trường hợp kỷ luật vì vắng học dài ngày.

Quản lý việc biên soạn bài giảng, tài liệu học tập được diễn ra thường xuyên vào đầu mỗi kỳ học, các Khoa lựa chọn một số học phần để đăng ký thực hiện và nhà trường phối hợp Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế tổ chức nghiệm thu và đưa vào giảng dạy.

Quản lý nội dung của hoạt động ngoại khóa, thông thường được tiến hành theo các hình thức hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” truyền đạt khối lượng kiến thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; một số văn bản pháp luật về an toàn giao thông, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội và hoạt động đảm bảo an ninh trật tự; nội quy, quy chế liên quan đến SV. Đối với SV chuyên ngành luật kinh tế, hoạt động ngoại khóa do Khoa Luật Kinh tế phối hợp với Liên chi đoàn Khoa Luật Kinh tế cùng tổ chức thực hiện qua hoạt động Phiên tòa giả định về lĩnh vực hình sự, hội thi học luật về pháp luật kinh tế. Nhìn chung, nội dung hoạt động ngoại khóa ít đa dạng và được minh chứng từ kết quả khảo sát của tác giả về “Ông (bà) đánh giá thế nào về các chủ đề/nội dung trong hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán?”, có 30 GBQL, GV cho rằng nội dung hoạt động GDPL ít đa dạng, chiếm tỷ lệ 66.7% và nội dung chủ yếu tập trung vào các kiến thức bắt buộc trong nội dung chương trình đào tạo, pháp luật về phòng, ngừa tệ nạn xã hội, pháp luật về phòng, chống tội phạm, pháp luật về chế độ, chính sách hỗ trợ cho sinh viên.

Về thực trạng quản lý nội dung của hoạt động GDPL cho SV Trường Đại học Tài chính - Kế toán, tác giả luận văn tiến hành khảo sát đối với CBQL, GV với nội dung “Ông (bà) cho biết quản lý nội dung hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên

Trường Đại học Tài chính - Kế toán như thế nào?”, kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Kết quả quản lý nội dung của hoạt động GDPL

STT NỘI DUNG Mức độ đạt được Điểm trung bình Thứ bậc Rất tốt Tốt Chưa tốt

1 Quản lý thực hiện chương trình

bộ môn pháp luật 10 32 3 2.38 1

2

Quản lý giờ dạy, nội dung dạy trên lớp và sinh hoạt chuyên môn

9 32 4 2.11 2

3 Quản lý việc biên soạn bài

giảng, tài liệu học tập 8 26 11 1.69 3

4 Quản lý nội dung của hoạt động

ngoại khóa 4 21 20 1.42 4

(Nguồn: Điều tra)

Nhìn chung, quản lý thực hiện chương trình bộ môn pháp luật với mức điểm trung bình đạt 2.38, xếp thứ bậc 1; quản lý giờ dạy, nội dung dạy trên lớp và sinh hoạt chuyên môn với mức điểm trung bình đạt 2.11, xếp thứ bậc 2; quản lý việc biên soạn bài giảng, tài liệu học tập với mức điểm trung bình đạt 1.69, xếp thứ bậc 3; quản lý nội dung của hoạt động ngoại khóa với mức điểm trung bình đạt 1.42, xếp thứ bậc 4, vì vậy, quản lý nội dung hoạt động GDPL cho SV thời gian tới, Trường cần phải đa dạng nội dung của hoạt động ngoại khóa.

2.3.3. Quản lý hình thức hoạt động giáo dục pháp luật

Để quản lý hình thức hoạt động GDPL, BGH Trường Đại học Tài chính - Kế toán tiến hành quản lý trên một số nội dung:

Quản lý hình thức phù hợp với mục tiêu, chương trình GDPL, tùy thuộc vào chuyên ngành đào tạo, thiết kế một số hình thức hoạt động GDPL phù hợp với đối tượng được GDPL cụ thể:

Thứ nhất, tác giả tiến hành khảo sát đối với CBQL, GV với nội dung “Nhà

trường tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật nào cho sinh viên không chuyên luật để hỗ trợ phát triển kiến thức, kỹ năng về pháp luật”, đa phần cho rằng đối với SV không chuyên luật, ngoài hoạt động GDPL chính khóa thông qua các học phần được giảng dạy trên lớp theo chương trình đào tạo đã được phê duyệt, còn tổ chức các hình thức ngoại khóa như “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” mang tính chất bắt buộc, tham

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 45 - 59)