Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động giáo dục pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc của đề tài luận văn

3.2.4. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động giáo dục pháp

pháp luật cho sinh viên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý hoạt động GDPL cho SV nhằm thúc đẩy sự phát triển về giáo dục nói chung, hoạt động GDPL cho SV nói riêng và đào tạo con người phát triển toàn diện về chuyên môn, nhân cách. Vì vậy, muốn hoạt động quản lý này có hiệu quả, cần đánh giá chính xác mức độ hiệu quả quản lý thông qua việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL cho SV và thông qua tiêu chuẩn này, BGH đánh giá một cách khách quan về quy trình quản lý để có những điều chỉnh hợp lý đối với công tác quản lý hoạt động GDPL, hoạt động GDPL cho SV.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL cho SV cần phải đảm bảo mục tiêu hoạt động GDPL, bao gồm: tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số để đánh giá cụ thể về hiệu quả.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL cho SV cần phải đảm bảo nguyên tắc khoa học, chính xác, cụ thể, khách quan, bám sát yêu cầu của mục tiêu của hoạt động GDPL và có khả năng định lượng được kết quả.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL cho SV cần phải được thực hiện trong suốt quá trình quản lý từ lập kế hoạch hoạt động GDPL, tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá chất lượng thực hiện kế hoạch trên cơ sở thông tin phản hồi từ các chủ thể tham gia hoạt động GDPL.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Theo khảo sát của tác giả về vấn đề “Nhà trường có xây dựng hệ thống đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán”, kết quả 67.7% CBQL, GV cho rằng hiện nay chưa có hệ thống đánh giá công tác quản lý hoạt động GDPL cho SV và với ý nghĩa của biện pháp nên khi thực hiện biện pháp này cần chú ý một số vấn đề sau:

Đối với khâu lập kế hoạch hoạt động GDPL: xác định tiêu chí về nội dung kế hoạch như: định rõ những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của Trường trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động GDPL; xác định mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng được GDPL; kế hoạch được điều chỉnh theo từng năm, giai đoạn; kế hoạch cần công khai trên trang thông tin điện tử của Trường để các chủ thể có thể tiếp cận, khai thác. Xác định tiêu chí về nhu cầu của các chủ thể tham

gia như: Trường thường xuyên khảo sát để nắm thông tin nhu cầu của SV, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, công ty luật…, các nhu cầu này có được lồng ghép vào kế hoạch khi xây dựng và tổ chức thực hiện hàng năm. Xác định nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài như: thường xuyên xác định danh mục các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài dựa trên thế mạnh của từng chủ thể, đánh giá nguồn lực, công khai nguồn lực.

Đối với khâu tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL: xác định tiêu chí xây dựng môi trường thuận lợi như: huy động sự tham gia từ nội bộ Trường và bên ngoài xã hội, thực hiện phối hợp cùng với bên ngoài để tổ chức kế hoạch hoạt động GDPL, công khai thông tin về sự phối hợp. Xác định tiêu chí về sự giao tiếp giữa các chủ thể tham gia như: tạo cầu nối thông tin giữa nội bộ và bên ngoài, huy động chủ thể nào phải phù hợp với kế hoạch, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về thời gian tổ chức, nội dung GDPL để CBQL, GV, chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, công ty luật chủ động tham gia.

Đối với khâu đánh giá chất lượng thực hiện kế hoạch trên cơ sở thông tin phản hồi từ các chủ thể tham gia hoạt động GDPL: xác định hệ thống mục tiêu, tiêu chí, hướng dẫn ở các khâu trên phù hợp với mục tiêu, nội dung của kế hoạch hoạt động GDPL; thu thập thông tin đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động GDPL, kết quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, kết quả về trách nhiệm GDPL của CBQL, GV.

Trên cơ sở các tiêu chí được thiết lập từ các khâu của quy trình quản lý, BGH, các thành viên Tổ công tác xây dựng và thiết kế các bảng hỏi, mô hình khảo sát để đánh giá khách quan quản lý hoạt động GDPL cho SV.

Riêng đối với SV chuyên ngành luật kinh tế, cần bổ sung tiêu chí về khả năng tìm kiếm nguồn thông tin pháp luật, khả năng phân tích tình huống, khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, thuật ngữ pháp lý chuyên ngành, kỹ năng trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật tại các công ty, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm trong các khâu của quy trình quản lý hoạt động GDPL.

3.2.4.4. Các điều kiện thực hiện có hiệu quả các biện pháp

BGH Trường quan tâm đến công tác đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động GDPL, quản lý hoạt động GDPL và chỉ đạo kịp thời, tạo mọi điều kiện cần thiết cho việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL.

Phát triển đội ngũ CBQL, GV có trình độ chuyên môn vững vàng, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống pháp lý, gương mẫu và tâm huyết với hoạt động GDPL cho SV.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, Khoa có đào tạo chuyên ngành thực hiện xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương, doanh nghiệp, công ty luật để hỗ trợ xây dựng hệ thống

tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 84 - 86)