8. Cấu trúc của đề tài luận văn
1.5.1. Nhóm các yếu tố chủ quan
Thứ nhất, nhận thức là yếu tố quyết định các hành động của các chủ thể tham gia
trong hoạt động GDPL, việc nhận thức đúng hay sai sẽ chi phối việc thực hiện pháp luật với tinh thần tự nguyện, tự giác, ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ. Chủ thể quản lý là người trực tiếp tổ chức truyền đạt các quy định pháp luật đến SV, những hành động của họ đúng hay sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận, tuân thủ pháp luật của SV, tham gia hỗ trợ pháp lý đối với các quan hệ xã hội và hiệu quả hoạt động GDPL. Vì vậy, để nhận thức đúng về hoạt động GDPL của chủ thể tham gia, cần phải nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ, chịu trách nhiệm; tổ chức thực hiện nhiệm vụ, cách thức thực hiện tốt nhất theo kế hoạch, sự phân công và kết quả đạt được.
Thứ hai, năng lực của chủ thể quản lý nói chung, chủ thể trực tiếp giảng dạy pháp
luật được hiểu là kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc biệt đối với chủ thể quản lý vừa phải có năng lực chuyên môn vừa phải có kỹ năng lãnh đạo, quản lý thể hiện qua: khẳng định vai trò của chủ thể quản lý trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về hoạt động GDPL của nhà trường trong hội nhập và phát triển, cũng như quyết định việc thực hiện hoạt động GDPL có hiệu quả là quan trọng nhất, quyết định thành công hay thất bại của hoạt động này. Vì vậy, trước tiên, chủ thể quản lý có kiến thức rộng và khả năng bao quát; có kiến thức về lãnh đạo, quản lý; hiểu biết và vận dụng tinh thông chính sách, pháp luật của nhà nước; ngoài ra, phải có tư duy sâu sắc dựa trên việc sử dụng kiến thức của cá nhân để giải quyết vấn đề, đưa ra các mục tiêu, nội dung, phương pháp phù hợp với đối tượng được GDPL. Riêng đối với Ban Giám hiệu cần có kỹ năng của một nhà lãnh đạo, quản lý về dự báo tình huống, ứng xử với các tình huống bất ngờ; kỹ năng giao tiếp; có khả năng thu hút người tham gia vào hoạt động GDPL; truyền cảm hứng làm việc cho mọi người.
Thứ ba, yếu tố tổ chức quản lý hoạt động GDPL, yếu tố này ảnh hưởng toàn bộ
quá trình từ khâu lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá; làm công tác quản lý GDPL sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDPL cho SV. Vì vậy, tổ chức quản lý phải lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, nhân sự hay trang bị cơ sở vật chất như thế nào trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, dự báo các tình huống có thể xảy ra; phải tiến hành quản lý với mức độ thường xuyên; định hướng quản lý hoạt động GDPL phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu của SV.
năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại; độ tuổi trẻ nên nhận thức, bản lĩnh đối với mặt trái nền kinh tế, với những cám dỗ còn yếu, dễ bị dụ dỗ; lối sống thực dụng, muốn thể hiện vai trò cá nhân, sự du nhập văn hóa phương Tây, sự phát triển công nghệ thông tin đã hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, quan niệm đạo đức, thực hiện hành vi trong một bộ phận SV đang bị lệch chuẩn mực đạo đức, quy định pháp luật. Do đó, việc hiểu đặc điểm tâm sinh lý của SV là cơ sở khoa học cho công tác GDPL, quản lý hoạt động GDPL, xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý công tác GDPL phù hợp.