Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc của đề tài luận văn

3.2.3. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục pháp

pháp luật cho sinh viên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc đầu tiên trong công tác quản lý hoạt động GDPL cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động GDPL bao gồm một số nội dung về mục tiêu, đối tượng được GDPL,

phân công chủ thể quản lý chịu trách nhiệm tổ chức từng hạn mục nội dung, thời gian và hình thức triển khai thực hiện, cũng như đảm bảo các điều kiện để thực hiện hoạt động GDPL. Trên cơ sở bản kế hoạch này, BGH và các thành viên mới xác định cần tổ chức thực hiện như thế nào, kiểm tra, đánh giá cũng như có những điều chỉnh kịp thời, đồng thời, xác định trách nhiệm của từng thành viên, so sánh kết quả thực hiện nhiệm vụ và thực hiện tổng kết trong công tác quản lý. Việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho SV là một trong bước khởi đầu của quy trình quản lý hoạt động GDPL và cũng là cơ sở đánh giá tính hiệu quả của quản lý, điều chỉnh biện pháp phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Kế hoạch hoạt động GDPL là một khâu quan trọng của quá trình quản lý hoạt động GDPL cho SV cần phải được xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế pháp lý diễn ra trong xã hội, điều kiện của Trường, đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình của SV; tổ chức thực hiện kế hoạch phải đảm bảo mục tiêu, các bước đã được hoạch định trong kế hoạch. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý hoạt động GDPL cho SV, BGH cần chỉ đạo tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL, đồng thời, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL.

Tùy theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, các chủ thể quản lý tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL ở các cấp độ khác nhau; phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ để tạo ra vận hành, phối hợp trong quản lý đúng mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ của hoạt động GDPL.

Trên tinh thần Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 09 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021, việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho SV của Trường cần quán triệt và thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; nắm vững đặc điểm tình hình, nhiệm vụ và thực trạng về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, các điều kiện đảm bảo khác của hoạt động GDPL.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

BGH chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho SV trong phạm vi toàn trường. Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, văn bản của ngành, đặc điểm tình hình, nhiệm vụ và thực trạng nguồn lực của trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý; chỉ đạo, điều hành Tổ công tác tham mưu việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt

động GDPL cho nhà trường; chỉ đạo các đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL ở cấp mình để quản lý hoạt động GDPL của đơn vị; huy động các lực lượng, nguồn lực đảm bảo việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL.

Trong quá trình chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL, BGH cũng cần chú ý thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, văn bản của ngành vào các Nghị quyết của Đảng ủy, nội quy, quy chế của Trường thành những mệnh lệnh, quy định để thực hiện; phân công một thành viên BGH trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL; tổ chức sơ kết, tổng kết để nắm vững những khó khăn, nguyên nhân ảnh hưởng, khắc phục những hạn chế đối với xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL trong thời gian tiếp theo.

Nhanh chóng thành lập Tổ công tác để làm đầu mối cho việc tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL, Tổ công tác cần đảm bảo đủ số lượng người, trình độ chuyên môn, hiểu biết chuyên sâu về pháp luật. Hiệu quả hoạt động tham mưu của Tổ công tác ảnh hưởng đến hiệu quả xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL nên các thành viên của Tổ cần nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, văn bản của ngành, các Nghị quyết của Đảng ủy, nội quy, quy chế của Trường, chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo để chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các kế hoạch trung, dài hạn về hoạt động GDPL, tham mưu bố trí cơ sở vật chất, nhân lực.

Các đơn vị, Khoa đào tạo chuyên ngành nghiên cứu tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và điều kiện thực tế của mình; đồng thời chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL của đơn vị, Khoa phù hợp với xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL của Trường. Phối hợp cùng Tổ công tác tham mưu các sáng kiến, đánh giá về quản lý hoạt động GDPL cho BGH để có thể đưa vào bản kế hoạch.

Cùng với việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL, đội ngũ CBQL, GV là lực lượng nòng cốt phát hiện những vướng mắc, bất cập, biểu hiện hành vi vi phạm của SV, những thay đổi của pháp luật để đề xuất chỉnh sửa, bổ sung kế hoạch hoạt động GDPL; trực tiếp đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động GDPL thông qua nề nếp sinh hoạt của SV, kết quả học tập, rèn luyện, biểu hiện hành vi vi phạm, sự tham gia các hoạt động ngoại khóa của SV.

Đội ngũ GV là người trực tiếp truyền tải kiến thức pháp luật, phải dựa vào kế hoạch hoạt động GDPL để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy phù

hợp; thông qua công tác giảng dạy phát hiện những vướng mắc, bất cập và kịp thời báo cáo về BGH, Tổ công tác.

Đối với SV, trên cơ sở kế hoạch hoạt động GDPL, chủ động, tự giác xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật và cũng tham gia góp ý vào việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL.

Riêng đối với SV chuyên ngành Luật kinh tế, BGH chỉ đạo Khoa thực hiện dự báo yêu cầu của xã hội, sự thay đổi của pháp luật để tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động GDPL đặc thù cho SV luật. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đặc thù này cần chú ý đến việc cung cấp kiến thức chuyên sâu về pháp luật, đồng thời được trau dồi khả năng phân tích tình huống, khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, thuật ngữ pháp lý chuyên ngành sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo còn rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên qua các hoạt động ngoại khóa, những giờ trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật tại các công ty, tham dự các phiên tòa đến việc thực hiện các chủ đề sinh hoạt định kỳ gắn với yếu tố thời sự của Đoàn Thanh niên, các câu lạc bộ. Ngoài ra, SV cũng được phát triển các kỹ năng “mềm” như kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh chuyên ngành nhằm giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trước sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững của đất nước.

Việc xây dựng nội dung GDPL trong kế hoạch cần lồng ghép một số văn bản pháp luật mới được ban hành, một số chủ đề pháp luật cần tổ chức định kỳ để SV có cơ hội tự tìm cách xử lý đồng thời tham khảo cách xử lý tình huống của người đi trước, có chuyên môn, rút ra kinh nghiệm cho bản thân; tích cực tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn sách báo, internet để cập nhật kịp thời kiến thức mới, quy định mới.

3.2.3.4. Các điều kiện thực hiện có hiệu quả các biện pháp

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho SV thống nhất với việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường; đồng thời, có bảng phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong kế hoạch.

BGH cần chú ý đúng mức tới việc xác định các yếu tố có thể trở thành động cơ thúc đẩy hoặc ảnh hưởng đến hoạt động GDPL, sự tham gia của các chủ thể để áp dụng những phương pháp quản lý phù hợp, thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi về kết quả hoạt động GDPL, quản lý hoạt động GDPL.

Có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, công ty luật đối với việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo phù hợp với điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại cơ sở.

Ngoài ra, BGH cũng cần bố trí cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực để chủ động trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho SV, có những quy định để sử dụng tối ưu các đảm bảo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 80 - 84)