8. Cấu trúc của đề tài luận văn
1.4.1. Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật
Mục tiêu của hoạt động GDPL chính là những kết quả mà chủ thể quản lý mong muốn đạt được và mục tiêu đó là nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý GDPL của các chủ thể, nắm vững các kiến thức pháp luật, điều chỉnh hành vi theo quy định, đấu tranh với những việc làm trái pháp luật, niềm tin và thái độ đối với pháp luật của SV nhằm đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về mọi mặt, phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội.
Mục tiêu của hoạt động GDPL điều chỉnh toàn bộ quy trình hoạt động GDPL, với ý nghĩa quan trọng như vậy, buộc các chủ thể quản lý phải quan tâm và do đó, khi quản lý mục tiêu của hoạt động GDPL cần đảm bảo một số yêu cầu cụ thể:
Kịp thời nắm bắt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, của cấp trên và yêu cầu GDPL trong từng giai đoạn cụ thể nhằm cung cấp kịp thời hệ thống tri thức về pháp luật; đồng thời tổ chức phối hợp giữa các chủ thể quản lý hướng đến hoàn thành mục tiêu chung về GDPL.
Khi xây dựng mục tiêu của hoạt động GDPL cần phù hợp với chương trình hành động, mục tiêu đào tạo của nhà trường, đồng thời phải phù hợp với từng đối tượng, chuyên ngành đào tạo, từng hoạt động GDPL.
Mục tiêu của hoạt động GDPL phải hướng vào ba mức độ cụ thể đó là mục tiêu nhận thức, mục tiêu thái độ, niềm tin vào pháp luật và mục tiêu hành vi pháp luật cho SV. Các chủ thể quản lý hoạt động GDPL cần nắm vững mục tiêu hoạt động GDPL và triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị theo sự phân công, phối hợp.
Nhìn chung, việc quản lý mục tiêu hoạt động GDPL sẽ phải thông qua các mục tiêu cụ thể của hoạt động xây dựng nội dung các học phần pháp luật đại cương, chuyên ngành; xây dựng hệ thống các quy chế nội bộ của cơ sở giáo dục đại học; nội dung các hoạt động ngoại khóa; kế hoạch, phương pháp, hình thức hoạt động GDPL.