8. Cấu trúc của đề tài luận văn
1.3.3. Các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục pháp luật
Hoạt động GDPL thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể GDPL và đối tượng được GDPL và do vậy, chủ thể tham gia hoạt động GDPL tại các trường Đại học chính là chủ thể GDPL và đối tượng được GDPL - SV.
Thứ nhất, về chủ thể GDPL. Theo một số nghiên cứu và thực tiễn hoạt động
GDPL tại các trường Đại học, chủ thể GDPL thường xác định 3 nhóm cơ bản đó là nhóm chủ thể lãnh đạo, quản lý (Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Công tác học sinh SV, các Khoa đào tạo SV, giáo viên cố vấn lớp); nhóm chủ thể trực tiếp giảng dạy kiến thức về pháp luật chính là đội ngũ giảng viên, báo cáo viên của nhà trường và nhóm chủ thể hỗ trợ (các tổ chức Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên, câu lạc bộ và gia đình). Chủ thể GDPL là tất cả những người mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội phải tham gia vào việc thực hiện các mục đích GDPL.
Đối với nhóm chủ thể lãnh đạo, quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng hoạt động GDPL, trên cơ sở đó thiết kế kế hoạch hoạt động GDPL, chương trình hành động; xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, chương trình ngoại khóa nhằm truyền tải kiến thức pháp luật và thông tin pháp luật cho SV. Đồng thời, chủ thể này thực hiện vai trò quản lý, xử lý các vấn đề về tổ chức thực hiện GDPL, xử lý các khiếu nại của SV, triển khai các chính sách, pháp luật, kiểm tra việc thực hiện hoạt động GDPL. Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu cụ thể, nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của từng phòng ban chức năng, từng khoa mà Đảng ủy, Ban Giám hiệu quyết định giao nhiệm vụ cụ thể, hình thức, phương thức triển khai phù hợp để cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật đến SV.
quyết định hiệu quả của hoạt động GDPL, vì chính họ là người hỗ trợ SV tiếp cận kiến thức pháp luật, hình thành những hiểu biết cơ bản về pháp luật, chính sách của nhà nước, niềm tin vào pháp luật để hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện thực hiện pháp luật. Trong hoạt động GDPL tại các trường Đại học, giảng viên giảng dạy các học phần pháp luật sẽ là chủ thể chính yếu giảng dạy, truyền thụ tri thức pháp lý, vừa là người giáo dục nhân cách, ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoàn thiện nhân cách của SV. Để hoạt động GDPL hiệu quả, giảng viên phải luôn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phải cập nhật kịp thời những quy định mới của pháp luật, những văn bản pháp luật được sửa đổi để phổ biến cho SV.
Chủ thể hỗ trợ thường tham gia vào hoạt động ngoại khóa, các phong trào và hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả của hoạt động GDPL, ý thức pháp luật của SV. Trên cơ sở kế hoạch của hoạt động GDPL, Ban giám hiệu sẽ phân công, phối hợp cùng Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên, câu lạc bộ và gia đình tổ chức các chương trình ngoại khóa, huy động SV tham gia vào các chương trình này; tham vấn một số mô hình, phương pháp tổ chức hoạt động GDPL phù hợp với đặc điểm, nguyện vọng của SV.
Thứ hai, đối tượng được GDPL, là SV đại học, đặc biệt SV năm nhất có nhiều
điểm khác nhau so với những người đã tốt nghiệp và tham gia vào thị trường lao động về nhận thức, khả năng tiếp nhận thông tin, khả năng tư duy, vốn kiến thức xã hội, pháp luật, kỹ năng sống cũng như một số hạn chế khác và thông thường. Các SV này có thể đến từ các địa phương khác nhau sẽ có lối sống khác nhau. Chính vì điều đó, hoạt động GDPL cho SV ở các trường Đại học và cao đẳng rất cần thiết để giúp SV nhận thức rõ hơn về pháp luật, vận dụng pháp luật vào cuộc sống, góp phần vào việc giáo dục và hình thành nhân cách trong SV. Như vậy, khi xây dựng kế hoạch, chương trình, phương pháp, hình thức GDPL cho SV cần phải nắm bắt rõ đặc điểm tâm sinh lý, với điều kiện sống, học tập, giao tiếp xã hội của SV để tìm ra những nội dụng, phương pháp, hình thức GDPL sao cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.