Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 89 - 92)

8. Cấu trúc của đề tài luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động GDPL của Trường Đại học Tài chính - Kế Toán, tác giả đề xuất 05 biện pháp cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDPL cho SV, CBQL

Biện pháp 2: Xây dựng, thành lập Ban chỉ đạo về công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên

Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho SV

Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL cho SV

Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt động GDPL cho SV

Xét về tổng thể, khi thực hiện bất kỳ các hoạt động nào, chủ thể quản lý cũng cần kết hợp rất nhiều biện pháp khác nhau để đạt được hiệu quả mong muốn, vì mỗi một biện pháp có tác dụng khác nhau, bổ trợ lẫn nhau. Các biện pháp tác giả đề xuất dù mỗi biện pháp đều có nội dung, cách thực hiện khác nhau, xong chúng lại có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và đều nhằm mục đích là nâng cao chất lượng, hiệu quả việc quản lý hoạt động GDPL cho sinh viên Đại học Tài chính - Kế Toán.

Mỗi biện pháp được đề xuất thể hiện chức năng quản lý theo từng mục tiêu về nội dung, phương pháp, đối tượng, điều kiện đảm bảo thực hiện và cùng tác động vào các chủ thể tham gia hoạt động quản lý. Mỗi biện pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, không có biện pháp nào là tối ưu hoàn toàn và vì vậy, BGH, các đơn vị, Khoa có chuyên ngành đào tạo cần phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng các biện pháp để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, phát huy được ưu thế của biện pháp, khắc phục được tồn tại và hạn chế của từng biện pháp. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, chủ thể quản lý phải xem xét điều kiện thực tế của địa phương, của Trường và áp dụng các biện pháp có sự ưu tiên khác nhau, mới tạo ra hiệu quả cao.

Trong số các biện pháp đề xuất, theo quan điểm của tác giả cho rằng biện pháp

“Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDPL cho SV, CBQL” là biện

pháp tiên quyết, xếp thứ 1, mang tính chất quyết định, đến hiệu quả quản lý hoạt động GDPL, vì hoạt động GDPL tác động đến CBQL, GV, SV, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội dân sự. Công tác quản lý hoạt động GDPL nói chung, hoạt động GDPL nói riêng muốn đạt hiệu quả cần tác động vào nhận thức để họ có cái nhìn đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quản lý hoạt động GDPL, hoạt động GDPL và tự giác rèn luyện, tuân thủ pháp luật, thái độ, tình cảm với hệ thống pháp luật. Đặc biệt, đối với SV chuyên ngành luật kinh tế tác động đến nhận thức nghề nghiệp cần phải chuẩn bị sâu sắc các kiến thức pháp luật, kỹ năng mềm, kỹ năng tư vấn để bảo vệ các mối quan hệ xã hội bị xâm phạm, bảo vệ công lý.

Biện pháp “Xây dựng, thành lập Ban chỉ đạo về công tác GDPL cho SV” là biện pháp hỗ trợ xác định các chủ thể đầu mối của quản lý hoạt động GDPL, nhờ đó mới phân công trách nhiệm cụ thể và gắn kết với nghĩa vụ thực hiện; điều tiết sự phối hợp từ nhiều chủ thể khác nhau như BGH, CBQL, GV, phòng, ban, Khoa quản lý SV, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các tổ chức bên ngoài và gia đình; huy động nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài.

Biện pháp“Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL

cho SV” là biện pháp có vai trò rất quan trọng, xếp thứ 2 và do đó, kế hoạch càng được

tính toán kỹ, nhận được sự tham gia góp ý của nhiều bộ phận thì tính khả thi càng cao. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho SV giúp xác định các yếu tố có thể trở thành động cơ thúc đẩy hoặc ảnh hưởng đến hoạt động GDPL, sự tham gia của các chủ thể để áp dụng những phương pháp quản lý phù hợp, thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi về kết quả hoạt động GDPL, quản lý hoạt động GDPL và có sự điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

Biện pháp“Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL cho SV” là biện pháp quan trọng, xếp thứ 3 và do đó, chủ thể quản lý có thể đánh giá khách quan về hiệu quả, rút kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động GDPL, hoạt động GDPL. Trên cơ sở việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động GDPL, thu thập thông tin về kết quả của quá trình GDPL đã triển khai, việc kiểm tra đánh giá cần công bằng, chính xác, phản ánh được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục, tạo ra sự kích thích các bộ phận triển khai các hoạt động GDPL được tốt hơn và gia tăng sự tham gia của các chủ thể.

Biện pháp“Đảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt động GDPL cho SV”, là biện pháp chi phối các biện pháp còn lại, vì mọi hoạt động muốn triển khai tổ chức, trước tiên phải quan tâm đến vấn đề nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất có đáp ứng tốt hay không và chỉ khi yếu tố này được đảm bảo thì các công việc khác mới tiến hành được một cách thuận lợi, đảm bảo đúng với những gì đã đặt ra.

Vị trí của các biện pháp này, theo khảo sát của tác giả đối với CBQL. GV, SV, đều đồng quan điểm về việc nhà trường cần chú trọng đến nâng cao nhận thức nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDPL cho SV, CBQL và là biện pháp mang tính chất quyết định đối với quản lý hoạt động GDPL cho SV. Biện pháp chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho SV là biện pháp có vai trò rất quan trọng; đồng thời, các biện pháp còn lại hỗ trợ rất lớn đến công tác quản lý và vì vậy, chủ thể quản lý cần kết hợp đan xen giữa các biện pháp, nếu thiếu các biện pháp này thì công tác quản lý không thể đạt hiệu quả, mục tiêu mong muốn.

Bảng 3.1. Kết quả giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDPL

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục pháp luật Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % theo từng hình thức Mức độ quan trọng

Nâng cao nhận thức về tầm quan

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục pháp luật Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % theo từng hình thức Mức độ quan trọng

Xây dựng, thành lập Ban chỉ đạo về công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên

32 18.5% 71.1% 4

Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên

40 23.1% 88.9% 2

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên

36 20.8% 80.0% 3

Đảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt

động giáo dục pháp luật cho sinh viên 22 12.7% 48.9% 5

Tộng cộng 173 100.0% 384.4%

(Nguồn: Điều tra)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học tài chính kế toán (Trang 89 - 92)