8. Cấu trúc của đề tài luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật
luật cho sinh viên, cán bộ quản lý
Hiệu quả của công tác quản lý hoạt động GDPL phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố quan trọng nhất phải quan tâm đó là nhận thức của chủ thể tham gia hoạt động GDPL, vì nhận thức là cơ sở của hành động, thúc đẩy con người hành động. Chính vì vậy, nếu nhận thức đúng đắn, sâu sắc thì hành động sẽ đúng và hiệu quả cao, tuy nhiên, cũng cần phải hiểu nhận thức đúng nhưng phải có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện hành động thì mới tạo ra kết quả tích cực, đạt mục tiêu đề ra. Tác giả cũng đã tiến hành đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán và cho thấy rằng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDPL, quản lý hoạt động GDPL ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động GDPL, quản lý hoạt động GDPL với điểm trung bình 2.98 và xếp vị trí thứ 1 trong các nguyên nhân ảnh hưởng. Việc đề xuất xây dựng biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật cho SV, cán bộ quản lý là sự cần thiết khách quan.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
hoạt động GDPL về mục tiêu, vai trò, nội dung, hình thức của hoạt động GDPL và quản lý như thế nào đạt hiệu quả; đồng thời, tăng cường trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác này.
Với việc nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDPL cho SV, mỗi một chủ thể sẽ có những thay đổi cụ thể:
Đối với SV sẽ tự giác tiếp cận, nghiên cứu, mong muốn nhận những kiến thức cơ bản về pháp luật, tìm hiểu các tình huống pháp lý thực tiễn và vận dụng giải quyết, có những hành vi ứng xử đúng quy định pháp luật, chuẩn mực đạo đức, xã hội, đồng thời, có trách nhiệm trong quá trình học tập tại trường, trách nhiệm nghề nghiệp. Riêng đối với SV chuyên ngành luật, ngoài những kiến thức pháp luật cơ bản, kích thích tính chủ động tích lũy những kiến thức chuyên sâu, nghiên cứu tài liệu pháp lý của hệ thống các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, khả năng tư vấn pháp lý, có trách nhiệm bảo vệ gia đình, xã hội và công lý.
Đối với chủ thể GDPL khuyến khích đội ngũ cán bộ, giảng viên, chuyên viên phụ trách hoạt động GDPL tích cực, phát huy sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động GDPL cho SV; gia tăng trách nhiệm đối với việc tìm hiểu thông tin pháp lý, yêu cầu pháp lý của xã hội, lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp và từ đó thiết kế quy trình quản lý hoạt động GDPL nhằm định hướng phát triển hoạt động GDPL trở thành một kỹ năng khi các SV tham gia vào thị trường lao động.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của CBQL, GV và SV trong nhà trường, cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
Về tổng thể, CBQL, GV và SV trong nhà trường phải nắm rõ vai trò, mục tiêu, kế hoạch, nội dung, hình thức của hoạt động GDPL, quản lý hoạt động GDPL trong từng giai đoạn, từng năm để kịp thời tiếp cận thông tin pháp lý, tham gia hoạt động đúng kế hoạch dự báo.
Đối với CBQL, cần phải hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước về định hướng xây dựng, phát triển con người toàn diện về nhân cách, trình độ, cũng như định hướng phát triển ngành giáo dục đào tạo; hiểu rõ về quyền, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, CBQL trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, thiết kế chương trình, lựa chọn nội dung phù hợp đối với hoạt động GDPL và quyền tiếp cận thông tin pháp lý của SV.
Đối với GV trực tiếp giảng dạy kiến thức pháp luật, cần hiểu rõ mục tiêu, chương
này, định hướng về bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng lập kế hoạch, thiết kế đề cương chi tiết, bài giảng, sáng tạo phương pháp GDPL phù hợp với SV, với trách nhiệm được phân công.
Đối với SV, cung cấp và trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về một số văn
bản quy phạm pháp luật quan trọng, tác động thường xuyên đến SV như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, pháp luật về phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình…; điều lệ, quy chế công tác SV và một số quy định của chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, nhận diện vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDPL, tìm ra phương pháp tự rèn luyện, tự học tập, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của nhà trường và bảo vệ chính bản thân mình.
Riêng đối với SV chuyên ngành luật, cần cung cấp hệ thống kiến thức pháp luật
chuyên sâu về luật kinh tế, những kiến thức pháp luật bổ trợ về luật quốc tế, dân sự, hành chính, hình sự và tình hình kinh tế xã hội, vi phạm pháp luật, thủ tục hành chính để SV nhận thức tốt trách nhiệm nghề nghiệp đó là bảo vệ gia đình, các quan hệ pháp lý, tư vấn pháp lý, góp ý xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cao hơn chính là bảo vệ công lý.
Ngoài ra, nâng cao nhận thức pháp luật về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật cho SV cũng cần bổ trợ về giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho SV thông qua giảng dạy và phổ biến những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo chuyên đề pháp luật, BGH Trường cần thường xuyên đề cập về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của hoạt động GDPL; trao đổi thảo luận các chương trình đào tạo và bố trí thời lượng hợp lý; tổ chức cho CBQL, GV một số hoạt động thực tế để nắm tình hình vi phạm pháp luật tại địa phương, nguy cơ tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường từ đó hình thành thái độ quan tâm và có trách nhiệm hơn trong hoạt động GDPL cho SV của Trường. BGH cũng cần xây dựng hệ thống văn bản liên quan đến công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, giới thiệu trên trang thông tin điện tử. Hiện nay, các nội quy, quy chế của nhà trường, quy chế về công tác SV, các biểu mẫu liên quan đều công bố tại Sổ tay SV, trang thông tin điện tử, hoạt động này cần tiếp tục thực hiện và cần bổ sung các thông tin về hành vi vi phạm gắn với hình thức kỷ luật hoặc khen thưởng thành tích điển hình về thực hiện pháp luật để CBQL, GV, SV hiểu và có sự điều chỉnh kịp thời về hành vi.
Hiệu trưởng chỉ đạo việc thành lập Tổ công tác về hoạt động GDPL, trong đó thành viên chủ yếu là 1 đại diện của BGH, phòng Quản lý đào tạo, phòng Công tác SV, Khoa Luật Kinh tế và chính Tổ công tác này sẽ xây dựng, thiết kế về mục tiêu, lựa
chọn nội dung, hình thức GDPL phù hợp với từng giai đoạn, với đặc điểm tâm sinh lý của SV; xây dựng quy chế phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các nhóm chủ thể quản lý hoạt động GDPL, nhóm hỗ trợ của Đoàn, Hội. Ngoài ra, vận động sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và gia đình đối với hoạt động GDPL mới có thể đa dạng các hình thức hoạt động GDPL, phát hiện kịp thời hành vi sai phạm và uốn nắn kịp thời.
Theo quy định hiện nay, các trường đều phải tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” cho SV, hoạt động GDPL được lồng ghép vào những buổi sinh hoạt này. Thông thường, nội dung của tuần sinh hoạt từ năm 2018 đến nay, nhà trường giới thiệu các Nghị quyết của Đảng, triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nội quy, quy chế của công tác SV, thi kết thúc học phần, nghiên cứu khoa học; các chủ đề chính trị liên quan đến biển đảo, an ninh xã hội, các trò chơi bạo lực trên mạng xã hội, một số văn bản pháp luật liên quan về Luật An ninh mạng, Luật An toàn giao thông và trách nhiệm của SV. Lực lượng tham gia truyền tải kiến thức pháp luật từ đại diện BGH, phòng Quản lý đào tạo, phòng Công tác SV và mời các cá nhân liên quan theo chủ đề đến từ các cơ quan nhà nước tại địa phương đã tác động vào nhận thức của SV. Để nâng cao nhận thức hơn nữa, lãnh đạo Trường và CBQL, GV cần quan tâm đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, GDPL gắn với các chỉ đạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học, các văn bản mới ban hành liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Nhà trường; văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của viên chức, GV, người lao động, SV; những vấn đề về giáo dục được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận và nhiệm vụ chính trị của Bộ, của ngành; đồng thời, tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật và quy định pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; pháp luật về phòng, chống tham nhũng, về bạo lực gia đình, về quyền tiếp cận thông tin, pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm nói chung, điển hình như dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 hiện nay.
Một cách thức thực hiện cần quan tâm đó là thông qua công tác giáo viên cố vấn, chính họ là người nắm rõ tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý và gần gũi SV. Do đó, lãnh đạo Nhà trường cần lựa chọn những CBQL, GV là những người tâm lý, tinh tế, có sự hiểu biết về kiến thức pháp luật, nắm vững các nội quy, quy chế của Nhà trường, chương trình đào tạo nhằm hỗ trợ SV khi cần tư vấn pháp lý, hướng dẫn Ban đại diện lớp phổ biến kế hoạch, nội dung hoạt động GDPL và cũng là người kiểm tra, đánh giá sự tham gia của SV trong quá trình quản lý hoạt động GDPL và vì vậy, cần bổ sung họ vào lực lượng GDPL cho SV.
GV cần lồng ghép nội dung bài giảng với các tình huống pháp lý cụ thể từ thực tiễn, định hướng cho SV giải quyết các tình huống này và với cách thức này, SV tự nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp, có những hành vi phù hợp với quy định pháp luật. Đồng thời, điều chỉnh khối lượng kiến thức một số học phần tương xứng với thời lượng học tập được bố trí trong chương trình đào tạo như học phần pháp luật kinh tế chỉ nên hướng dẫn học tập về chủ thể kinh doanh, cách thức đăng ký thành lập như thế nào, còn một số nội dung khác nên lồng ghép với một số chuyên đề ngoại khóa về tìm hiểu pháp luật, nghe các chuyên gia trao đổi kinh nghiệm; hay học phần Luật Thương mại quốc tế dành cho SV chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tập trung nội dung về hợp đồng thương mại và vận chuyển logictis.
Đa dạng hóa các hình thức hoạt động GDPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; kết hợp GDPL với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho SV; xây dựng và nhân rộng các mô hình, hình thức hoạt động GDPL có hiệu quả phù hợp với từng nhóm đối tượng như mô hình sân khấu hóa, tham gia tìm hiểu pháp luật, các hình thức thi học thuật.
Riêng đối với SV chuyên ngành luật hiện nay, để nâng cao nhận thức đối với hoạt
động GDPL, ngoài những vấn đề chung, cần thực hiện một số nội dung cụ thể:
GV cần cung cấp các học liệu, hướng dẫn tra cứu học liệu, tổ chức nhiều buổi thảo luận, hùng biện về chủ đề pháp lý liên quan đến môn học, tiếp cận một số tình huống pháp lý có yếu tố nước ngoài để có sự so sánh về các quy định của các quốc gia. Điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp như chuyển đổi học phần Luật Quốc tế thành học phần bắt buộc để SV có nền tảng, dễ dàng nghiên cứu học phần Luật Thương mại quốc tế và Tư pháp quốc tế; hay đưa học phần Luật Hôn nhân và Gia đình vào giảng dạy
Với các hoạt động GDPL ngoại khóa của SV chuyên ngành luật cần mời các chuyên gia, luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán có chuyên môn cao về GDPL đến nói chuyện, tọa đàm về pháp luật, về quy trình tố tụng, về tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn, tổ chức các buổi tham dự xét xử của Tòa án nhân dân, thực tế làm việc tại bộ phận một cửa, tại một số công ty luật nhằm nâng cao hiểu biết, thái độ, sự quan tâm của SV luật đối với nhu cầu xã hội, xu hướng phát triển của các vấn đề xã hội, kinh nghiệm xét xử, quy trình giải quyết công việc và từ đó, chủ động trang bị các kiến thức đáp ứng yêu cầu hành nghề trong tương lai.
Tính đến hiện nay, Trường có Câu lạc bộ pháp luật thành lập năm 2017 do Liên chi đoàn Khoa Luật Kinh tế quản lý là nơi sinh hoạt học thuật cho SV chuyên ngành Luật Kinh tế. Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt 02 chuyên đề liên quan đến vấn đề giới tính, hôn nhân và gia đình; đồng thời, Khoa Luật Kinh tế cũng đã tổ chức thành công
01 Hội thi Pháp luật Kinh tế, 02 Phiên tòa giả định.Tuy nhiên, số lượng này vẫn còn ít để rèn luyện kỹ năng pháp lý cho SV chuyên ngành và vì vậy, gia tăng thời lượng tổ chức các hoạt động ngoại khóa này; cần có sự phối hợp giữa BGH, Khoa Luật Kinh tế, Liên chi đoàn Khoa Luật Kinh tế xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận, hội thi học thuật, giao Khoa Luật Kinh tế chịu trách nhiệm về nội dụng hoạt động GDPL, Liên chi đoàn Khoa Luật Kinh tế vận động SV tham gia; đồng thời, Khoa Luật Kinh tế chủ động tổ chức các buổi Hội thảo chuyên đề pháp luật, đối tượng tham gia là GV của Khoa và SV chuyên ngành, lựa chọn một số SV có năng lực tốt, viết các bài tham luận để tranh luận và GV là người phân tích, cung cấp kiến thức thực tiễn pháp lý cho SV.
Việc tổ chức Phiên tòa giả định chủ yếu đối với học phần Luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự ở cấp Khoa và trong quá trình giảng dạy của GV, chưa đủ thời lượng giúp các em nắm được quy trình xét xử, vai trò của từng cá nhân tham gia tại phiên tòa. Vì vậy, với sự phát triển của kinh tế, thương mại, đất đai, cần gia tăng số lượng, mở rộng hình thức Phiên tòa giả định về dân sự, thương mại, hành chính. Ngoài ra, đối với các học phần, phải xây dựng bộ tài liệu các tình huống pháp lý để hướng dẫn cho SV giải quyết; tổ chức các buổi hùng biện; xây dựng mô hình Quốc hội giả định và nghiên cứu, sắp xếp các bộ hồ sơ liên quan về thủ tục hành chính.
3.2.1.4. Các điều kiện thực hiện có hiệu quả các biện pháp
Sự ủng hộ của Đảng ủy, BGH Trường về chủ trương, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện các hoạt động GDPL và tùy giai đoạn cụ thể hỗ trợ xây dựng kế hoạch, mục tiêu hoạt động GDPL.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trường với chính quyền địa phương, các cơ