8. Cấu trúc của đề tài luận văn
1.5.2. Nhóm các yếu tố khách quan
Thứ nhất, yếu tố pháp luật, các chính sách, pháp luật về giáo dục vừa là cơ sở
pháp lý vừa là một yếu tố thúc đẩy hoạt động GDPL nói chung và GDPL cho SV trong các trường Đại học nói riêng. Hoạt động GDPL diễn ra thường xuyên, có hiệu quả sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để xây dựng nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn, yêu nghề, có kiến thức pháp luật theo yêu cầu của xã hội; khắc phục những bất cập trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành pháp luật đúng đắn, bắt kịp xu thế phát triển kinh tế xã hội, quy luật kinh tế sẽ tác động rất lớn đến việc lựa chọn nội dung, hình thức của hoạt động GDPL, kịp thời điều chỉnh hành vi của SV, cung cấp nền tảng pháp lý để áp dụng vào các tình huống thực tiễn.
Thứ hai, cơ sở vật chất cho hoạt động GDPL, bao gồm tài chính, trang thiết bị,
phòng học, là điều kiện để thực hiện hoạt động GDPL và quản lý hoạt động GDPL, do đó, có thể khẳng định rằng mọi hoạt động GDPL trong nhà trường muốn tổ chức tốt cần phải có nguồn lực và cơ sở vật chất đủ mạnh. Các trường Đại học cần căn cứ vào kế hoạch, mục tiêu của GDPL, tình hình thực tế cơ sở vật chất để khai thác và sử dụng tối đa công năng của nó, đồng thời huy động sự ủng hộ của các lực lượng khác nhằm tăng cường hơn nữa yếu tố này, có như vậy việc tổ chức, quản lý các hoạt động GDPL mới được tổ chức đa dạng, phong phú và khả thi.
Thứ ba, yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến
khuynh hướng phát triển của giáo dục đào tạo nói chung, hoạt động GDPL nói riêng với những mức độ khác nhau. Trường hợp điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ổn định thì việc thực hiện quản lý hoạt động GDPL có khả năng đạt kết quả đề ra và ngược lại vì nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý của SV gắn liền với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ tác động vào thái độ tham gia của họ vào các hoạt động GDPL.
Trong các yếu tố đó, khi nghiên cứu về quản lý hoạt động GDPL, có lẽ văn hóa của đất nước, địa phương và đặc biệt là văn hóa quản lý của nhà trường tác động đến mức độ tham gia của SV rất lớn, đặc biệt trong trường hợp yếu tố pháp luật chưa hoàn
thiện khi điều chỉnh các quan hệ xã hội. Yếu tố văn hóa là các giá trị, chuẩn mực, lề lối làm việc đã được xây dựng trong quá trình phát triển của của đất nước, địa phương, nhà trường, đến lượt nó tác động, chi phối tình cảm, hành vi, trách nhiệm của SV và khiến cho SV thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác, bổn phận phải làm để không làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của nhà trường, gia đình; có thái độ ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức và quy định pháp luật. Như vậy, việc tổ chức và quản lý hoạt động GDPL cho SV cần hết sức coi trọng thực tế, đặc điểm văn hóa địa phương, nhà trường, đồng thời, phải kết hợp với các yếu tố khác về văn hóa giáo tiếp, trang phục….
Tiểu kết Chương 1
Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Đại học, tác giả luận văn rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, quan niệm về giáo dục nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng của các nước phụ thuộc vào nền giáo dục, văn hóa quốc gia, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Tác giả hệ thống hóa một số quan niệm về quản lý, quản lý giáo dục, pháp luật, giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Đại học, quản lý hoạt động giáo dục pháp luật và xác định nghiên cứu giáo dục pháp luật và quản lý hoạt động giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp với mục tiêu phát triển con người toàn diện.
Thứ hai, xác định các hình thức hoạt động giáo dục pháp luật và phân tích làm rõ các hình thức phù hợp với sinh viên không chuyên luật và sinh viên chuyên ngành luật; các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục pháp luật bao gồm: chủ thể quản lý trong đó đề cao trách nhiệm của giảng viên trực tiếp truyền đạt kiến thức pháp luật; sinh viên là đối tượng được giáo dục pháp luật; Hội, đoàn thể, gia đình, chủ thể bên ngoài với tư cách là nhóm hỗ trợ hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật. Đồng thời, xác định nội dung hoạt động tham gia giáo dục pháp luật gồm: nhóm kiến thức đại cương, chuyên ngành và chuyên ngành luật.
Thứ ba, xác định nội dung quản lý hoạt động giáo dục pháp luật bao gồm: Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý nội dung hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý hình thức hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý đối tượng được giáo dục pháp luật; quản lý chủ thể tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật; quản lý kiểm tra, đánh giá về hoạt động giáo dục pháp luật. Mỗi một nội dung quản lý góp phần vào tổng thể hiệu quả của công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật.
Thứ tư, khẳng định quản lý hoạt động giáo dục pháp luật chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nhìn chung, tác giả luận văn chỉ nghiên cứu một số yếu tố với mức độ tác động vào hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục pháp luật như nhận thức của chủ thể tham gia, năng lực của chủ thể quản lý, tổ chức quản lý hoạt động giáo dục pháp luật, đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên, yếu tố pháp luật, cơ sở vật chất, yếu tố kinh tế văn hóa, xã hội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN