8. Cấu trúc của đề tài luận văn
2.2.2. Tổng quan về chương trình đào tạo của các chuyên ngành có liên quan
đến hoạt động giáo dục pháp luật
Hiện nay, gắn với 05 ngành đào tạo, Trường có 12 chuyên ngành cụ thể: Kế toán (Kế toán doanh nghiệp, Kế toán nhà nước, Kiểm toán); Tài chính ngân hàng (Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Ngân hàng, Thuế - Hải quan); Quản trị kinh doanh (Quản trị doanh nghiệp, Quản trị marketing, Quản trị Khách sạn - Du lịch, Kinh doanh quốc tế) và Luật Kinh tế. Các chuyên ngành đều công bố chương trình đào tạo gồm 128 tín chỉ, không tính học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, với mục tiêu đào tạo SV tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức, nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, có khả năng hoạch định chính sách, khả năng giao tiếp. Ngoài ra, về thái độ, rèn luyện SV phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ luật pháp, có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp; có tinh thần cầu thị, thường xuyên học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu công việc trong mọi tình huống; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công việc; có ý thức tôn trọng bí mật nghề nghiệp.
Đối với chương trình đào tạo của 11 chuyên ngành về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh:
SV được tiếp cận 02 học phần bắt buộc liên quan trực tiếp pháp luật (Pháp luật đại cương, Pháp luật Kinh tế); riêng đối với chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, SV sẽ được học 01 học phần bắt buộc (Luật Thương mại quốc tế), 01 học phần tự chọn (Pháp luật sở hữu trí tuệ); chuyên ngành Quản trị Khách sạn - Du lịch, SV sẽ được học 01 học phần tự chọn (Pháp luật về du lịch); chuyên ngành Kiểm toán SV sẽ được học 01 học phần bắt buộc (Pháp luật kiểm toán và chuẩn mực kiểm toán), 01 học phần tự chọn
(Pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán).
Các chuyên ngành cũng được nghiên cứu học phần tự chọn Quản lý hành chính công (không áp dụng với các chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh) với nội dung pháp luật về doanh nghiệp, ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, thủ tục hành chính, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế. Một số học phần bổ trợ pháp lý chuyên ngành như kinh doanh bất động sản, thuế, tài chính tiền tệ, kiểm toán căn bản, thị trường chứng khoán…; học phần liên quan đến đạo đức như: đạo đức nghề nghiệp kiểm toán (chuyên ngành kiểm toán), đạo đức công vụ (chuyên ngành Tài chính công), đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (các chuyên ngành của Quản trị kinh doanh).
Đối với chương trình đào tạo của chuyên ngành Luật Kinh tế, chủ yếu kiến thức
chuyên sâu về luật học nói chung, luật kinh tế nói riêng: lý luận nhà nước và pháp luật, về pháp luật tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thương mại, dân sự, lao động và pháp luật tố tụng. Ngoài ra, để phù hợp yêu cầu của xã hội, đào tạo SV chuyên ngành luật kinh tế có kiến thức về kế toán, tài chính, chương trình đào tạo thiết kế một số học phần liên quan: tài chính tiền tệ, nguyên lý kế toán, kế toán tài chính, kiểm toán căn bản, đây cũng là nét đặc trưng trong đào tạo chuyên ngành này của Trường.