8. Cấu trúc của đề tài luận văn
1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá về hoạt động giáo dục pháp luật
Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPL cho SV chính là việc xác định kết quả đạt được so với mục tiêu theo kế hoạch đề ra; kiểm tra, giám sát quy trình tổ chức thực hiện nhằm phát hiện sai sót và kịp thời điều chỉnh; kiểm tra, đánh giá về nội dung, phương pháp, hình thức, chủ thể thực hiện có phù hợp, phối hợp hay không. Bản chất của quá trình kiểm tra chính là hệ thống phản hồi về kết quả hoạt động, đồng thời cung cấp thông tin cho hoạt động truyền thông tiếp theo.
Để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về hoạt động GDPL cho SV, chủ thể quản lý cần quan tâm một số vấn đề, cụ thể:
Kiểm tra SV thông qua một số tiêu chí như: kết quả các bài thi các học phần liên quan đến nội dung pháp luật trong chương trình đào tạo; nắm nội quy, quy chế, chấp hành các quy định của nhà trường; một số kiến thức pháp luật khác trong công tác ngoại khóa. Để thực hiện vấn đề này, các trường có thể thu thập thông tin thông qua công tác tổ chức các kỳ thi hết học phần trong đó có các học phần về pháp luật; bố trí lực lượng theo dõi tình tình chấp hành nội quy, quy chế; tọa đàm khoa học tìm hiểu về pháp luật trong SV.
Xây dựng các hình thức kiểm tra dựa trên mục tiêu, hình thức, phương pháp của hoạt động GDPL và có thể kiểm tra trực tiếp, gián tiếp thông qua chính các lực lượng tham gia hoạt động GDPL. Hiện nay, hình thức kiểm tra thường xuyên sử dụng đó là hình thức kiểm tra định kỳ kết hợp hình thức kiểm tra đột xuất, Ban Giám hiệu cần sử dụng linh động, thường xuyên theo dõi, kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai sót, điều chỉnh hoạt động GDPL phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn.
Tổng kết kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị thực hiện GDPL, có những đánh giá trên cơ sở nhiệm vụ đã giao, so sánh việc hoàn thành nhiệm vụ giữa các đơn vị và tổ chức tổng kết kinh nghiệm, xem xét và lựa chọn những điển
hình cần tiếp tục thực hiện, định hướng phát triển nghiệp vụ cho lực lượng thực hiện công tác GDPL.