Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn ở trường tiểu học

Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học, TCM là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. TCM là nơi tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu để hiểu đúng, đầy đủ các mục tiêu định hướng, yêu cầu cần đạt trong chương trình. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo quy định, để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình môn học. Thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp đã được dạy học, về đổi mới phương pháp và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, về việc thực hiện nội dung chương trình … một cách sát thực nhất.

TCM còn là cầu nối giữa BGH nhà trường với giáo viên và học sinh, giúp Hiệu trưởng nhà trường điều hành các hoạt động chuyên môn của tổ, thực hiện nhiều hoạt động của nhà trường, đặc biệt tổ chức thực hiện hoạt động dạy học trong trường, quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, quản lý giáo viên trong tổ, thực hiện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong tổ. TCM trực tiếp chỉ đạo các kế hoạch đã đề ra trong tổ, xem xét thực hiện chương trình giáo dục theo chuẩn KTKN của từng môn học, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên môn định kỳ, giúp giáo viên học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm. TCM phải theo sát từng giáo viên trong tổ để nắm bắt và khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy và học tập.

TCM là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các thành viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Vai trò của TCM trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông:

- Tổ chức cho các thành viên trong tổ nghiên cứu, tìm hiểu để hiểu đúng, đầy đủ các mục tiêu định hướng, yêu cầu cần đạt trong chương trình tổng thể, chương trình môn học.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo quy định, thảo luận, thống nhất chương trình, mục đích yêu cầu của môn học, và kết quả của sinh hoạt chuyên môn trên cơ sở chương trình môn học, kế hoạch giáo dục của nhà trường, căn cứ sách giáo khoa và tài liệu dạy học có liên quan để TCM hình thành, xây dựng kế hoạch dạy học môn học ngay tại trường của mình.

- Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Vì vậy, TCM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Và để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà trường, Hiệu trưởng phải lựa chọn những TTCM có năng lực và phẩm chất tốt, có uy tín với mọi

người trong tổ và các thành viên trong hội đồng sư phạm, thì mới có thể đem lại hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)