Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 99 - 129)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

3.4.4.1. Tính cấp thiết của các biện pháp

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

TT Các Biện Pháp Mức độ đánh giá Điểm trung bình Xếp hạng Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1 Tổ chức các hình thức bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vị trí, vai trò của TCM trong trường tiểu học

159 67 0 0 3.70 1

2

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ TTCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học

135 91 0 0 3.59 3

3

Bồi dưỡng xây dựng kế hoạch giáo dục và kế hoạch dạy học của các TCM

139 87 0 0 3.61 2

4

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các TCM

120 106 0 0 3.53 5

5

Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ các TCM quản lý hiệu quả các điều kiện dạy học, giáo dục

115 111 0 0 3.50 6

6

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các TCM trong nhà trường

125 101 0 0 3.55 4

7

Xây dựng và áp dụng các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng hoạt động của các TCM

109 117 0 0 3.48 7

TBC 3.56

Qua kết quả khảo nghiệm đánh giá ở bảng 3.1 cho thấy đa số CBQL, TTCM và GV nhất trí cao với các biện pháp quản lý hoạt động của TCM mà chúng tôi đã đề xuất. Hầu hết các đối tượng được khảo sát đều cho rằng các biện pháp đề xuất ở trên đều rất cấp thiết.

giáo viên về vị trí vai trò của TCM trong trường tiểu học” với điểm trung bình đạt được 3.70 điểm, có 159 ý kiến cho rằng rất cấp thiết. “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của các TCM theo hướng tăng cường tính tự chủ” với điểm trung bình chung là 3.61 điểm (có 139 ý kiến cho là rất cấp thiết)

Đối tượng khảo sát là GV cho rằng phải bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ TTCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học. Biện pháp này được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết cao nhất so với các biện pháp khác. Ở biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường” có điểm trung bình là 3.55 điểm, (có 125 ý kiến cho là rất cấp thiết) xếp hạng thứ 4. Qua trao đổi, đa số ý kiến đều cho rằng đây là biện pháp cấp thiết và khả thi trong thực tiễn hoạt động của nhà trường.

Biện pháp “Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ các TCM quản lý hiệu quả các điều kiện dạy học, giáo dục”, điểm trung bình 3.50 điểm ở mức độ rất cấp thiết; biện pháp “Xây dựng và áp dụng các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn” điểm trung bình 3.48 điểm. Kết quả này cho thấy mặc dù có những khó khăn thực tế khi các trường tiểu học bị ràng buộc về cơ chế tài chính, việc đảm bảo các điều kiện dạy học đôi khi ngoài quyền tự quyết của nhà trường, nhưng với tinh thần phấn đấu thì những khó khăn đó vẫn có thể được khắc phục được.

Với kết quả thăm dò như trên, điểm trung bình chung cho các biện pháp là 3.56 điểm, bước đầu đã khẳng định, để quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả cao, cần phải phối hợp cả 07 biện pháp trên, mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng và hỗ trợ chặt chẽ lẫn nhau.

3.4.4.1. Tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp Mức độ đánh giá Điểm trung bình Xếp hạng Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Tổ chức các hình thức bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vị trí, vai trò của TCM trong trường tiểu học

TT Các biện pháp Mức độ đánh giá Điểm trung bình Xếp hạng Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 2

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ TTCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học

138 88 0 0 3.61 2

3

Bồi dưỡng xây dựng kế hoạch giáo dục và kế hoạch dạy học của các TCM

147 79 0 0 3.65 1

4

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các TCM

115 111 0 0 3.50 6

5

Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ các TCM quản lý hiệu quả các điều kiện dạy học, giáo dục

108 118 0 0 3.47 7

6

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các TCM trong nhà trường 122 104 0 0 3.53 5 7 Xây dựng và áp dụng các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng hoạt động của các TCM

126 100 0 0 3.55 4

TBC 3.55

Qua kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy, hầu hết các đối tượng được khảo sát đều cho rằng, các biện pháp quản lý hoạt động TCM mà chúng tôi đề xuất đều mang tính khả thi. Một số biện pháp có tính khả thi cao như: “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của các TCM theo hướng tăng cường tính tự chủ” 147 ý kiến đánh giá biện pháp này rất khả thi, 79 ý kiến còn lại cho rằng biện pháp này khả thi, điểm trung bình đạt được là 3.65 điểm. Biện pháp “Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ TTCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học” có điểm trung bình 3.61 điểm, các ý kiến đánh giá đều cho rằng rất khả thi; biện pháp “Xây dựng và áp dụng các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng hoạt

động của các tổ chuyên môn” điểm trung bình đạt 3.55 điểm với 126 ý kiến ở mức rất khả thi. Điều này cho thấy đây là những yếu tố cần đặt ưu tiên lên hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong bối cảnh tiến đến thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Kết quả khảo nghiệm trên đây một lần nữa khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất trong việc quản lý hoạt động của TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, dựa vào thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đồng thời để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, chúng tôi đã đề xuất 07 biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện, nội dung gồm: nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vị trí, vai trò của TCM trong trường tiểu học; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ TTCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học; chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của các TCM theo hướng tăng cường tính tự chủ; chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các TCM; tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ các TCM quản lý hiệu quả các điều kiện dạy học, giáo dục; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các TCM trong nhà trường; xây dựng và áp dụng các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng hoạt động của các TCM.

Các biện pháp đề xuất đều đảm bảo các nguyên tắc: đảm bảo tính mục tiêu; đảm bảo tính khoa học; đảm bảo tính thực tiễn; đảm bảo tính hiệu quả. Các biện pháp đều có mối quan hệ thống nhất với nhau, gắn bó và có sự hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện, giúp HT của 23 trường tiểu học thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động TCM của mình.

Qua kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, mức độ rất khả thi và rất cấp thiết của các biện pháp đều được CBQL, TTCM và GV nhất trí cao. Đa số CBQL đều đồng tình cho rằng khi các biện pháp này được áp dụng một cách liên hoàn và triệt để vào các trường tiểu học trên địa bàn huyện, thì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong nhà trường, TCM là tổ chức cơ sở của bộ máy quản lý nhà trường nhằm quản lý giáo viên một cách toàn diện về tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch giảng dạy và giáo dục trong phạm vi TCM phụ trách. TCM là nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục chung của nhà trường đến học sinh các lớp, tổ chức thực hiện toàn bộ chương trình dạy học theo nội dung, phương pháp đã được hướng dẫn theo biên chế năm học đã quy định.

TCM là một bộ phận trong cơ cấu bộ máy nhà trường. Vì vậy, hoạt động của TCM không thể tách rời các hoạt động chung của nhà trường. Người HT quản lý điều hành các hoạt động của TCM phải động viên được mọi thành viên trong hội đồng sư phạm đóng góp xây dựng vào công việc chung, tạo điều kiện cho TTCM và các giáo viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, phát huy được tính tự chủ của TCM trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, nâng cao chất lượng giờ lên lớp.

TCM là tập thể sư phạm gần nhất của người giáo viên, giúp đỡ nhau bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, phát huy những sáng kiến kinh nghiệm trong chuyên môn, đánh giá phân loại giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, là cơ sở đề nghị khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương hàng năm đối với giáo viên.

Chất lượng hoạt động của các TCM có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Hoạt động của các TCM có mạnh thì nhà trường mới mạnh và ngược lại.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

1.1. Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học; đồng thời cũng làm rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Hiệu trưởng trong nhà trường nói chung và trong công tác quản lý hoạt động TCM nói riêng. Những cơ sở lý luận đó cho thấy, biện pháp quản lý hoạt động TCM là cách thức tác động của HT đến TCM và GV, giúp tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy học và giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất góp phần phát triển các phẩm chất và năng lực của người học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT.

Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở vững chắc cho việc khảo sát thực trạng và đề ra biện pháp quản lý hoạt động TCM của Hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

1.2. Về thực trạng

Trong luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ đặc điểm tình hình phát triển GD&ĐT và tình hình phát triển giáo dục tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam;

những điểm mạnh, những mặt tồn tại bất cập về thực trạng hoạt động TCM và thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động TCM. Bên cạnh những điểm mạnh về hoạt động của TCM và quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động TCM ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót và bất cập như: hoạt động của TCM ở các trường còn chưa vững chắc, phong trào đổi mới PPDH còn chậm, việc tự học, tự bồi dưỡng của một bộ phận CBQL, TTCM và GV chưa cao, chưa nắm vững các nội dung yêu cầu của chương trình GDPT mới năm 2018. Các biện pháp chỉ đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCM có lúc chưa thống nhất, TTCM còn chưa được bồi dưỡng về năng lực quản lý, đa số chủ yếu sử dụng kinh nghiệm của bản thân nhiều hơn, đôi lúc chưa phát huy hết năng lực trong điều hành hoạt động TCM.

Quản lý các mặt hoạt động của TCM là một tất yếu khách quan để đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hiện nay. Do đó, HT cần phải quản lý tốt các hoạt động, nề nếp sinh hoạt và phải thường xuyên củng cố hoạt động của các TCM trong nhà trường. Đây là một yêu cầu tất yếu cần thiết nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nâng cao hiệu quả đào tạo trong nhà trường, góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo yêu cầu: Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu, từ đó đề xuất được 07 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Trên cơ sở thực tế và kết quả nghiên cứu, kết quả khảo nghiệm của đề tài về tính cấp thiết, tính khả thi khi áp dụng các biện pháp trên, cho thấy có sự tương quan, liên hệ chặt chẽ với nhau, cho nên việc áp dụng đồng bộ, có hệ thống 07 biện pháp của luận văn đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCM của HT các trường hiện nay.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, tôi có một vài kiến nghị với các cấp những vấn đề sau:

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam

Cần có kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lư cho đội ngũ TTCM nhà trường.

2.2. Đối với Phòng GDĐT huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

- Tham mưu với UBND huyện Núi Thành đẩy mạnh việc đầu tư, xây dựng cho các trường tiểu học chưa đáp ứng đủ CSVC theo yêu cầu đổi mới ở bậc Tiểu học.

TTCM.

- Tổ chức Hội thi nghiệp vụ quản lý TCM, TTCM giỏi … tạo cơ hội cho các TTCM được giao lưu, học tập lẫn nhau.

- Tổ chức cho đội ngũ TTCM các trường tiểu học được đi tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý TCM tại các trường điểm, các trường làm tốt công tác quản lý TCM ở trong và ngoài tỉnh.

2.3. Đối với các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

- HT cần có nhiều hình thức tổ chức giúp nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo về tầm quan trọng của TCM trong nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, khuyến khích, động viên TTCM tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác quản lý của TTCM, giúp TTCM hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện và môi trường tốt nhất cho hoạt động của TCM.

- Tăng cường tính tự chủ cho các TCM, quản lý dựa trên hiệu quả công việc được giao của các TCM.

- Đổi mới hình thức đánh giá thi đua đối với tập thể và cá nhân, tác động tích cực vào hoạt động của TCM cả về mặt hoạt động chuyên môn và quyền lợi, chế độ đãi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 99 - 129)