Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu hoạt động của TCM và quy định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Nó có vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường, của tổ cũng như của cá nhân. Hiệu trưởng cần chỉ đạo các TCM xây dựng một bảng kế hoạch theo mẫu chung về hoạt động chuyên môn trong năm học dựa vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường.

Quản lý việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý một tổ chức. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xây dựng kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Nếu không có kế hoạch, các nhà quản lý không thể tổ chức và khai thác nhân lực và các nguồn lực khác một cách hiệu quả, thậm chí không xác định rõ phương thức tổ chức và khai thác. Không có kế hoạch, nhà quản lý và nhân viên của họ rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu, cũng như không biết khi nào đạt được mục tiêu, từ đó, việc kiểm tra đánh giá gặp nhiều khó khăn.

Để quản lý được việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM, đáp ứng với mục tiêu, sát với tình hình thực tế và có tính khả thi thì Hiệu trưởng cần:

- Quán triệt cho các TTCM về nguyên tắc xây dựng kế hoạch;

- Tập huấn xây dựng kế hoạch cho TTCM nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ TTCM và giáo viên;

- Ban hành kế hoạch chung của nhà trường để TCM có cơ sở xây dựng kế hoạch của tổ. Chỉ đạo TCM xác định mục tiêu, chương trình công tác của tổ trên tinh thần mục tiêu chung của nhà trường;

- Chuẩn hóa các biểu mẫu xây dựng kế hoạch, hướng dẫn mẫu viết kế hoạch, các yêu cầu về hình thức, nội dung;

- Đánh giá tính phù hợp, khả thi của kế hoạch TCM với kế hoạch của nhà trường và điều kiện thực tế của tổ;

- Ký duyệt kế hoạch của TCM và văn bản đó được công khai trước Hội đồng sư phạm nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)