8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động TC Mở các trường tiểu học huyện Núi Thành
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Trước các yêu cầu cao của xã hội đối với giáo dục, đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những bước đi vững chắc, phát huy được những thế mạnh, hạn chế tối thiểu những tồn tại. Vì vậy, các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ngoài sự cấp thiết và khả thi, còn đòi hỏi phải có tính hiệu quả. Hiệu quả ở đây không chỉ đạt được ở việc nâng cao năng lực quản lý TCM mà còn đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý, còn là sự chuyển biến về nhận thức của CBQL và đội ngũ giáo viên, sự trưởng thành về mọi mặt của nhà trường. Những biện pháp khi triển khai thực hiện phải thực sự tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất, làm chuyển biến mạnh mẽ tất cả các nội dung hoạt động của TCM và làm chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý chỉ đạo của TCM, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trên cơ sở thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, các biện pháp đề xuất phải đảm bảo có khả năng áp dụng phổ biến trên địa bàn huyện, đem lại hiệu quả tốt nhất, nâng cao chất lượng hoạt động của TCM.
Hiệu quả của công tác quản lý hoạt động TCM được xét trên tiêu chuẩn nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động TCM, thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam Thành tỉnh Quảng Nam