8. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu hoạt động và quy định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Do đó vào đầu năm học, TCM phải xây dựng một bản kế hoạch chung về hoạt động chuyên môn trong năm học dựa vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Nội dung hoạt động cần phải cụ thể, rõ ràng và cần được sự chỉ đạo thống nhất của HT trước khi tổ chức thực hiện trong năm học.
Bảng 2.16. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM
TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Tập huấn, hướng dẫn các TCM xây dựng kế hoạch hoạt động 60 26.5 81 35.8 45 19.9 40 17.8 2.71 2
Quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch chiến lược của nhà trường 125 55.3 101 44.7 0 0 0 0 3.55 3 Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động của các TCM 80 35.4 100 44.2 46 20.4 0 0 3.15 4 Chỉ đạo các TCM triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động
150 66.4 76 33.6 0 0 0 0 3.66
5
Chỉ đạo giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của TCM
Qua khảo sát ở bảng 2.16 cho thấy, việc quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động TCM của Hiệu trưởng các trường đã có sự quan tâm, chú trọng, các trường đã ban hành kịp thời kế hoạch chung của nhà trường để TCM có cơ sở xây dựng kế hoạch của tổ; quán triệt TCM xác định mục tiêu, nội dung kế hoạch công tác của tổ dựa trên mục tiêu chung của nhà trường; đáp ứng nội dung yêu cầu công tác của các TCM, có 55.3% ý kiến đánh giá rất quan trọng, 44.7% ý kiến đánh giá quan trọng, với điểm trung bình đạt 3.55 điểm.
Các nội dung chỉ đạo như: Xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM và triển khai kịp thời để các thành viên thực hiện sau khi đã được phê duyệt; Chỉ đạo TTCM đổi mới, nâng cao chất lượng hội họp, sinh hoạt TCM; chỉ đạo các TCM giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. HT ký duyệt và ban hành kế hoạch của TCM, cũng được đánh giá tốt. Từ đó cho thấy việc xây dựng kế hoạch của TCM đảm bảo và phù hợp, tạo điều kiện cho GV hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Nhưng qua tìm hiểu, trao đổi với GV ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện, thì kế hoạch do TTCM chịu trách nhiệm xây dựng là chính, đôi khi không nhận được sự đồng thuận của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nên việc thực hiện gặp khó khăn. HT một số trường cũng đã có sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM song chỉ đạo quy trình xây dựng kế hoạch chưa rõ ràng. Có 44.2% ý kiến đánh giá việc tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM là quan trọng, 20.4% ý kiến đánh giá ít quan trọng, với điểm trung bình cho nội dung này 3.15 điểm, ở mức khá trong thang điểm quy ước.
Tuy nhiên việc tập huấn, hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động cho TCM chỉ có 26.5% đánh giá rất quan trọng, còn lại 35.8% ý kiến đánh giá quan trọng, 19.9% ý kiến đánh giá ít quan trọng và 17.8% còn lại cho rằng công việc này không quan trọng và chưa được thực hiện tại nhà trường. Qua đó, cho thấy HT một số trường chưa quan tâm nhiều đến việc tập huấn xây dựng kế hoạch cho hoạt động cho TCM ngay từ đầu các năm học.
Một hạn chế nữa là kế hoạch hoạt động của các TCM xây dựng còn chung chung, dàn trải, lẫn lộn giữa mục tiêu và biện pháp. Ở một số trường, trong một TCM gồm nhiều khối lớp, nhiều bộ môn làm cho TCM thường gặp khó khăn trong việc cụ thể hoá mục tiêu đến từng khối lớp, từng môn và do chưa được bồi dưỡng về năng lực, kỹ năng quản lý nên kế hoạch TCM còn nhiều hạn chế.