Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 93 - 95)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ

chuyên môn trong nhà trường

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động TCM nhằm mục đích điều chỉnh hoạt động TCM đi đúng hướng, đúng với kế hoạch đã đề ra, làm cho hoạt động của TCM đáp ứng mục tiêu của tổ và của nhà trường; giúp cho Hiệu trưởng quản lý hoạt động TCM đi đúng hướng, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những vấn đề phát sinh theo chỉ đạo của cấp trên kịp thời; đưa ra các tác động tích cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM, phát triển năng lực dạy học cho giáo viên.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động của TCM giúp kiểm định và đánh giá được chất lượng dạy học trong nhà trường một cách khoa học và linh hoạt phù hợp với thực tiễn hoạt động, góp phần thúc đẩy hoạt động của TCM nói riêng và hoạt động giảng dạy của GV nói chung.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Trong quản lý nhà trường, kiểm tra, đánh giá toàn diện mọi hoạt động là công việc diễn ra thường xuyên, là một trong những hoạt động cần thiết của nhà trường, giúp HT nắm bắt được thực trạng các TCM trong trường, có biện pháp xử lý, giải quyết những hiện tượng mới nảy sinh, hoặc phát huy những nhân tố tích cực mới xuất hiện. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động TCM của HT chủ yếu tập trung vào các mặt:

- Nội dung và hình thức sinh hoạt của TCM. - Việc thực hiện quy chế chuyên môn ở các TCM.

- Vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của các thành viên trong TCM. - Việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các TCM.

- Công tác thi đua của TCM.

- Công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động TCM của TTCM.

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, để vừa có được những thông tin cơ bản, chính xác, tập trung thời gian và trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện

- Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra hoạt động TCM trong nhà trường. Trong kế hoạch xác định rõ các nội dung, mốc thời gian, chỉ tiêu dự kiến kiểm tra, đánh giá trong năm học và được thông báo rộng rãi trong hội đồng sư phạm nhà trường; Chỉ đạo Phó Hiệu trưởng chuyên môn và TTCM theo dõi và tổ chức kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra và báo cáo kết quả kịp thời để tổ chức rút kinh nghiệm trong Hội đồng sư phạm nhà trường hoặc tại TCM.

- Ra quyết định thành lập tổ kiểm tra gồm các thành viên kiểm tra có uy tín, đủ thành phần và có sức thuyết phục đối với giáo viên trong trường, giao nhiệm vụ cho từng thành viên, tổ chức bồi dưỡng cho các thành viên tham gia kiểm tra nắm vững nguyên tắc, ý nghĩa, nội dung và phương pháp thực hiện kiểm tra hoạt động TCM theo quy chế chuyên môn.

- Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá, tổ chức thực hiện việc kiểm tra các hoạt động TCM: Hoạt động dạy học theo kế hoạch, đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, ...

- Chia kế hoạch kiểm tra nội bộ thành các phần việc cụ thể để việc theo dõi và thực hiện dễ dàng và có hiệu quả cao:

+ Kiểm tra thực hiện kế hoạch chuyên môn và dạy học phải kiểm tra thường xuyên, hàng ngày.

+ Kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đột xuất, ... thực hiện theo kế hoạch tuần, tháng.

trường tổ chức tham quan học tập tại các đơn vị trong và ngoài địa bàn …

+ Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá để giáo viên có biện pháp khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm.

- Tổ chức họp rút kinh nghiệm đánh giá kết quả kiểm tra sau mỗi đợt kiểm tra và ghi vào biên bản lưu hồ sơ để làm căn cứ đánh giá TCM, TTCM và giáo viên.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động của TCM rất phức tạp nhưng hết sức quan trọng nên cần sử dụng nhiều nguồn thông tin và thông qua nhiều kênh thông tin để thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là khâu kiểm tra, đánh giá kế hoạch hoạt động của TCM. Nếu kiểm tra, đánh giá đúng, có tính sư phạm cao sẽ phát huy được sức mạnh nội lực của tập thể sư phạm, ngược lại nếu kiểm tra không chính xác, đánh giá không đúng sẽ không tạo động lực phấn đấu trong tập thể giáo viên.

- Hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá có thể là kiểm tra nội bộ hoặc kết hợp với các đợt kiểm tra, thanh tra đột xuất của nhà trường, sẽ giúp cho HT nắm bắt được thực trạng các TCM trong trường, có biện pháp xử lý, giải quyết những hiện tượng bất ổn mới nảy sinh, hoặc phát huy những nhân tố tích cực mới xuất hiện. Nhưng quan trọng nhất là kết quả kiểm tra cụ thể thì HT phải nắm thật chắc, bởi vì chỉ ở đó, chất lượng của hoạt động này mới được phản ánh đầy đủ.

- Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của TCM, cần:

+ Triển khai đầy đủ các văn bản quy định hoạt động TCM tới TTCM và GV trực tiếp giảng dạy trong TCM.

+ Thường xuyên nắm bắt thông tin về thực hiện quy chế chuyên môn thông qua TTCM, GV hoặc trực tiếp kiểm tra các thông tin về hoạt động của TCM.

+ Kế hoạch và nội dung kiểm tra, đánh giá được công khai, minh bạch, dân chủ và công bằng. Phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện.

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động TCM phải đảm bảo khách quan c ông bằng, lấy hiệu quả công việc của TCM, GV làm tiêu chuẩn và thước đo đánh giá. Có như vậy, hoạt động TCM mới phát huy được hiệu quả và thực sự nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực dạy học cho GV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 93 - 95)