Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về hoạt động TC Mở các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 51)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về hoạt động TC Mở các

cho thấy, hai nội dung: “Năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động” và “Năng lực giao tiếp, ứng xử, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường” có điểm trung bình chung 3.35 điểm và 3.36 điểm, đạt được mức tốt trong thang điểm quy ước. Tuy nhiên, hai năng lực trên vẫn còn 72 ý kiến đánh giá ở mức trung bình.

Trong các nội dung về: “Năng lực điều hành, quản lý TCM” có 41,2% ý kiến đánh giá tốt, 29.2% đánh giá khá, 27.0% đánh giá trung bình và 2.6% đánh giá năng lực này của TTCM còn yếu, điểm trung bình chung là 3.08 điểm; “Năng lực kiểm tra, đánh giá các hoạt động” vẫn còn 3.9% ý kiến đánh giá ở mức độ Yếu, điểm trung bình 3.25 điểm đều ở mức khá. Qua đó cho thấy, việc quản lý TCM của TTCM còn dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, đa số chưa qua đào tạo về năng lực quản lý, do đó việc bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM là việc làm cấp bách và cần thiết.

2.3.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về hoạt động TCM ở các trường tiểu học trường tiểu học

Nhằm đánh giá mức độ nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động TCM ở trường tiểu học, tôi khảo sát 52 CBQL, 105 TTCM và 69 GV ở 23 trường tiểu học huyện Núi Thành, kết quả được biểu diễn ở biểu đồ 2.1 như sau:

Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về vai trò của TCM

Qua kết quả thể hiện ở biểu đồ 2.1 cho thấy, đa số CBQL, TTCM, và GV được khảo sát đều có nhận thức tích cực về tầm quan trọng của TCM trong nhà trường. 86.5% CBQL, 62.0% TTCM và 55.1% GV đánh giá là rất quan trọng. Đa số CBQL, TTCM và GV đều nhận thức được TCM chính là nơi trực tiếp triển khai thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của các cơ quan quản lý giáo dục.

Tuy nhiên, vẫn còn 4.8% ý kiến của TTCM và 13.0% ý kiến của GV đánh giá ở mức độ không quan trọng. Điều này cho thấy vẫn còn một số ít chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động TCM trong nhà trường, nên tham gia sinh hoạt tổ đôi

khi chưa đầy đủ, chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi về chuyên môn, góp ý tiết dạy, rút kinh nghiệm qua dự giờ ... còn hạn chế.

Từ thực trạng và thông qua kết quả khảo sát trên, đã đặt ra yêu cầu đối với các trường tiểu học cần phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động TCM ở trường tiểu học.

2.3.3. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học

2.3.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Khảo sát 52 CBQL, 105 TTCM và 69 GV về thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Xác định mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ năm học của TCM 226 100 0 0 0 0 0 0 4.0 2 Xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học 226 100 0 0 0 0 0 0 4.0 3

Phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch cho từng thành viên trong TCM 187 82.7 39 17.3 0 0 0 0 3.82 4 Lập kế hoạch triển khai thực hiện các chuyên đề 179 79.2 47 20.8 0 0 0 0 3.79 5 Thống nhất quy chế báo cáo tiến độ, tình hình thực hiện kế hoạch 204 90.3 22 9.7 0 0 0 0 3.90 6 Xác định các tiêu chí đánh giá, xếp loại các thành viên trong TCM theo mức độ hoàn thành kế hoạch 191 84.5 35 15.5 0 0 0 0 3.84

hoạt động TCM ở các trường tiểu học cho thấy, vào đầu mỗi năm học, các TCM xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của các TCM đầy đủ, đáp ứng khá tốt công tác, được đội ngũ CBQL, TTCM và GV đánh giá cao, điểm trung bình cho các nội dung này đạt điểm tối đa 4.0 điểm. Tất cả các TCM đều xác định mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ năm học của TCM, xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học và trình Hiệu trưởng nhà trường ký duyệt trước khi thực hiện. Có được kết quả này là vì, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của TCM đã được qui định cụ thể trong Điều lệ trường Tiểu học và mỗi nhà trường căn cứ vào đặc điểm và điều kiện thực tế của đơn vị mình mà cụ thể hóa thành nội dung hoạt động, chính vì vậy mà Hiệu trưởng có cơ sở, có căn cứ để chỉ đạo TCM xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học.

Tuy nhiên, vẫn còn 39 ý kiến đánh giá khá đối với nội dung “Phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch cho từng thành viên trong TCM”, 47 ý kiến đánh giá khá nội dung “Lập kế hoạch triển khai thực hiện các chuyên đề”, 22 ý kiến đánh giá khá nội dung “Thống nhất quy chế báo cáo tiến độ, tình hình thực hiện kế hoạch” và 35 ý kiến đánh giá khá nội dung “Xác định các tiêu chí đánh giá, xếp loại các thành viên trong TCM theo mức độ hoàn thành kế hoạch” trong tổng số người được khảo sát là vì:

- Việc xây dựng kế hoạch hoat động TCM trên thực tế hiện nay tại các trường vẫn còn thụ động, chủ yếu dựa vào kế hoạch của nhà trường, thiếu tính sáng tạo; giữa việc lập kế hoạch và thực tế đôi khi không trùng khớp; có lúc còn mang tính hình thức, đối phó.

- Đội ngũ TTCM đa số chưa được bồi dưỡng các nội dung quản lý, quản lý TCM chỉ dựa trên kinh nghiệm làm việc lâu năm của bản thân.

- Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong TCM còn chung chung, chưa thể hiện rõ công việc cần thực hiện, một số TCM xây dựng kế hoạch các chuyên đề chưa cụ thể, chưa dân chủ, công khai trong việc đề ra quy chế hoạt động của TCM.

- Công tác phân công nhiệm vụ cho cá nhân thực hiện việc kiểm tra giám sát các hoạt động trong TCM đôi lúc còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào trọng tâm công việc, nên công tác đánh giá chưa thật sự hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động của TCM.

- Công tác đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GV, quản lý khâu chuẩn bị giảng dạy của GV hiện nay chủ yếu thông qua kiểm tra hồ sơ sổ sách, giáo án, chỉ khi có thanh tra, kiểm tra thì GV mới chuẩn bị đầy đủ.

- Một số TTCM chưa chủ động trong việc định hướng xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM.

2.3.3.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục

Qua phiếu khảo sát 52 CBQL, 105 TTCM và 69 GV về thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục của TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục của TCM TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL

1 Xây dựng kế hoạch chương

trình dạy học và giáo dục 226 100 0 0 0 0 0 0 4.0

2

Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch chuyên môn cá nhân theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học

226 100 0 0 0 0 0 0 4.0

3

Triển khai các hoạt động đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

226 100 0 0 0 0 0 0 4.0

4

Xây dựng các chuyên đề hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tổ chức các buổi ngoại khóa NGLL

152 67.3 74 32.7 0 0 0 0 3.67

5 Thực hiện ứng dụng CNTT

trong dạy học và giáo dục 152 67.3 74 32.7 0 0 0 0 3.67 6 Tổ chức kiểm tra, đánh giá

kết quả dạy học và giáo dục 181 80.0 45 20.0 0 0 0 0 3.80 Từ kết quả thể hiện ở bảng 2.11 cho thấy, việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục của TCM được CBQL, TTCM và GV ở tất cả các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đánh giá cao. Nội dung: “Xây dựng kế hoạch chương trình dạy học và giáo dục”; “Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch chuyên môn cá nhân theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học”; “Triển khai các hoạt động đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh” có điểm trung bình 4.0 điểm, đều được tất cả các ý kiến đánh giá thực hiện tốt những nội dung này.

Tuy nhiên, qua thăm hỏi điều tra ở các trường cho thấy, việc tổ chức các hình thức dạy học và giáo dục còn đơn điệu, hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa phát huy được hết tính tự chủ của các thành viên, còn nặng về giải quyết các công việc cần thực hiện theo kế hoạch, mà chưa có sự sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động, trong khi thực hiện công việc.

Những việc này, thể hiện ở kết quả 67.3% ý kiến đánh giá ở mức tốt, 32.7 % ý kiến đánh giá khá, do việc ứng dụng CNTT trong dạy học và giáo dục chưa được thường xuyên theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; việc xây dựng các chuyên đề hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tổ chức các buổi ngoại khóa NGLL ở các TCM nội dung còn

sơ sài, chưa mang tính giáo dục học sinh nhiều, hiệu quả mang lại chưa cao ở một số TCM; công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và giáo dục của GV trong TCM còn mang tính hình thức, chưa thiết thực, còn mang nặng tính cả nể, nên đôi lúc chưa đánh giá đúng thực chất năng lực của giáo viên …

2.3.3.3. Thực trạng hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn nghề nghiệp cho GV

Khảo sát 52 CBQL, 105 TTCM và 69 GV về thực trạng hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn nghề nghiệp cho GV ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, số liệu thu được thể hiện ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn nghề nghiệp cho GV

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên 187 85.7 39 17.3 0 0 0 0 3.82 2 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

90 39.8 100 44.2 36 16.0 0 0 3.23

3

Triển khai hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng

226 100 0 0 0 0 0 0 4.0

4

Tọa đàm, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ dạy học, giáo dục

226 100 0 0 0 0 0 0 4.0

5

Tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy giáo viên thực hiện kế hoạch cá nhân về phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ 226 100 0 0 0 0 0 0 4.0

Kết quả thể hiện ở bảng 2.12 cho thấy, hiệu quả hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn nghề nghiệp cho GV ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được các đơn vị nhà trường chú trọng. TTCM và các thành viên trong tổ đều có ý thức giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công tác.

Nội dung “Tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên” với điểm trung bình 3.82 điểm (có 187 ý kiến đánh giá các trường thực hiện tốt, 39 ý kiến đánh giá khá); các nội dung “Triển khai hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng”, “Tọa đàm, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ dạy học, giáo dục”, “Tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy giáo viên thực hiện kế hoạch cá nhân về phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ” đều được tối đa số ý kiến đánh giá tốt, điểm trung bình 4.0 điểm. Qua đó, cho thấy các trường thực hiện thường xuyên các nội dung này.

Tuy nhiên, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học chưa được các trường quan tâm chỉ đạo, điểm trung bình đánh giá chỉ đạt 3.23 điểm, chỉ ở mức độ khá. Qua trao đổi, nhiều giáo viên cho rằng, sinh hoạt chuyên môn còn mang tính truyền thống chưa mang tính chất chia sẻ chuyên môn cho vì vẫn còn thiên về đánh giá, đối chiếu so với tiêu chuẩn, hoặc có tính làm mẫu của các giáo viên giỏi, không khí buổi sinh hoạt chuyên môn căng thẳng khiến GV bị ức chế, ít học hỏi được nội dung.

Bên cạnh đó, qua trao đổi nhiều ý kiến cho rằng, việc tổ chức các hoạt động góp phần hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, năng lực dạy học cho GV; công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn, lấy học sinh làm trung tâm theo chương trình giáo dục hiện đại ở 23 trường tiểu học chưa được quan tâm chú trọng, chưa có nhiều hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại các trường trên địa bàn huyện.

2.3.3.4. Thực trạng công tác nghiên cứu bài học, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS

Số liệu thu được thể hiện ở bảng 2.13 khi tổ chức khảo sát 52 CBQL, 105 TTCM và 69 GV về thực trạng công tác nghiên cứu bài học, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng công tác nghiên cứu bài học, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Tổ chức cho GV nghiên cứu, nắm vững mục tiêu 207 91.6 19 8.4 0 0 0 0 3.91 2 Tổ chức thảo luận cách thức thực hiện chương trình 212 93.8 14 6.2 0 0 0 0 3.93 3 Tổ chức thảo luận về quy định thiết kế bài dạy, nội dung, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

212 93.8 14 6.2 0 0 0 0 3.93

4

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

90 39.8 100 44.2 36 16.

0 0 0 3.23

5

Trao đổi, thảo luận cách nhận xét, đánh giá học sinh theo Thông tư quy định

207 91.6 19 8.4 0 0 0 0 3.91

6

Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung

185 81.9 41 18.1 0 0 0 0 3.81

Kết quả thu được ở bảng 2.13 cho thấy: TCM là nơi hỗ trợ đắc lực nhất cho giáo viên nghiên cứu bài học, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS, nâng cao năng lực quản lý và năng lực chuyên môn cho các thành viên trong tổ. Các ý kiến của được hỏi đều cho biết, TCM ở các trường có tổ chức cho GV nghiên cứu, nắm vững mục tiêu bài dạy, cách thức thực hiện chương trình, thảo luận về quy định thiết kế bài dạy, nội dung, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Ở nội dung “Trao đổi, thảo luận cách nhận xét, đánh giá học sinh theo Thông tư quy định” có 91.6% ý kiến được khảo sát cho rằng các trường đã thực hiện tốt nội dung này, chỉ có 8.4% ý kiến đánh giá ở mức độ khá, với điểm trung bình 3.91 điểm, rất cao trên mặt bằng chung. Qua đó, có thể nhận định được rằng, dựa vào chuẩn kiến

thức kỹ năng từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh. Làm tốt công tác phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này. Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV điều chỉnh kịp thời

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)