Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 37 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.5. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM

1.4.5.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng TTCM

Lập kế hoạch bồi dưỡng TTCM là khâu đầu tiên của quản lý hoạt động tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho TTCM, bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung, các bước triển khai, các điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định.

Trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng TTCM cần đánh giá thực trạng, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng TTCM, có thể xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TTCM theo năm học, theo chu kỳ và tiến hành triển khai theo từng thời điểm cho phù hợp.

1.4.5.2. Xác định hình thức tổ chức bồi dưỡng TTCM

Có nhiều hình thức bồi dưỡng TTCM như bồi dưỡng trực tiếp, bồi dưỡng thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo chuyên đề, …qua góp ý trực tiếp, qua kiểm tra, đánh giá, thường xuyên, định kỳ.

Bồi dưỡng gián tiếp là hướng dẫn TTCM và giáo viên tự bồi dưỡng qua các bài học, chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn của Bộ GD&ĐT thực hiện qua trang mạng trường học kết nối. Qua các bài học, chuyên đề bồi dưỡng, TTCM tự hoàn thiện các bài học và thực hiện các bước học tập. Hiệu trưởng nhà trường xem tiến độ và sản phẩm tự bồi dưỡng của TTCM.

Bản thân TTCM có thể tự bồi dưỡng qua nghiên cứu tài liệu, qua học hỏi kinh nghiệm những người đi trước qua sinh hoạt, giao lưu giữa các TTCM trong và ngoài nhà trường.

Việc bồi dưỡng TTCM ở trường tiểu học phải được tổ chức thường xuyên, linh hoạt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đem lại hiệu quả thiết thực, nhằm mục tiêu tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp, quản lý của đội ngũ TTCM để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường. Trong quá trình bồi dưỡng TTCM, người Hiệu trưởng phải thường xuyên chú ý khơi dậy và kích thích lòng tự trọng, lương tâm và danh dự nghề nghiệp của mỗi TTCM, để biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng của mọi người để có sự phát triển lâu bền và vững chắc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

1.4.5.3. Xây dựng nội dung tổ chức bồi dưỡng TTCM

Nội dung bồi dưỡng TTCM cần tập trung:

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức cho đội ngũ TTCM, giúp mỗi người lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, nhận thức nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối, chủ trương, Nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của chính quyền địa phương, của các cấp về đổi mới GD&ĐT.

- Đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch dạy học, chương trình của các môn học, chương trình các nội dung giáo dục NGLL, tích hợp giáo dục kỹ năng sống, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học,…

- Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng cho TTCM phải phù hợp với kế hoạch hoạt động của TCM theo từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra đánh việc thực hiện kế hoạch, cách đánh giá xếp loại các thành viên trong tổ, cách triển khai công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm ...

Để xây dựng được đội ngũ TTCM có uy tín, được tập thể tín nhiệm, biết điều hành các hoạt động TCM một cách khoa học, hiệu quả, Hiệu trưởng cần quan tâm đến các việc như sau:

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ, bồi dưỡng những ky năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt TCM cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể;

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kỹ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kỳ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời;

- Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Yêu cầu TTCM nắm vững các văn bản chỉ đạo, nắm vững chương trình, chuẩn KTKN cơ bản của các môn học.

1.4.5.4. Nguồn lực để triển khai hoạt động bồi dưỡng TTCM

Đối với các lớp bồi dưỡng TTCM, có thể mời báo cáo viên, chuyên gia hoặc thành lập mạng lưới chuyên môn cốt cán để hướng dẫn lại cho TTCM.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể, có thể trực tiếp Hiệu trưởng bồi dưỡng hoặc giao một phần nội dung phù hợp cho Phó Hiệu trưởng bồi dưỡng cho các TTCM tại đơn vị mình.

Đối với các nội dung do TTCM tự bồi dưỡng, Hiệu trưởng triển khai và yêu cầu mức độ đạt được ở từng thời điểm, từng giai đoan nhất định để đáp ứng yêu cầu công tác của người TTCM.

CSVC, các điều kiện về tài chính, trang thiết bị phục vụ cho việc bồi dưỡng TTCM.

1.4.5.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng TTCM

Thực hiện việc đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, thực hiện nhiều hình thức kiểm tra như kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra trực tiếp sản phẩm của TTCM thông qua công việc hằng ngày hoặc theo chuyên đề.

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng TTCM, cần: - Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung kiểm tra, đánh giá; - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá;

- Xây dựng nguồn lực, lực lượng kiểm tra, đánh giá;

- Xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá, thời gian kiểm tra, đánh giá; - Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở phân tích các khái niệm về: Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường, TCM, Hoạt động TCM, Quản lý hoạt động của TCM ở trường tiểu học, có thể thấy quản lý hoạt động chuyên môn là nội dung rất quan trọng trong hoạt động của trường tiểu học.

Quản lý các hoạt động của TCM bao gồm: Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM, quản lý việc triển khai các hoạt động của TCM, quản lý việc thực hiện các nội dung sinh hoạt của TCM, quản lý công tác đánh giá xếp loại GV của TCM, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM.

Có thể thấy, Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc quản lý các hoạt động của TCM, thông qua TTCM và GV để thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

Đây là các vấn đề lý luận cốt lõi mà người nghiên cứu cần tìm hiểu, cần nắm vững để làm cơ sở khoa học, định hướng cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động TCM. Từ đó, đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng đối với các hoạt động của TCM ở trường tiểu học.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 37 - 40)