8. Cấu trúc của luận văn
2.5.1. Đánh giá chung
2.5.1.1. Những ưu điểm về thực trạng hoạt động TCM và thực trạng quản lý hoạt động TCM
- Qua tác động bằng nhiều biện pháp thiết thực của HT, các thành viên trong TCM tích cực hoạt động để thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường đề ra.
- Hiệu trưởng đã thực hiện triển khai xây dựng kế hoạch theo đúng các bước, hướng dẫn TCM và giáo viên về công tác xây dựng kế hoạch của TCM và các cá nhân. - HT đã chỉ đạo TCM thực hiện tốt đổi mới PPDH; tổ chức các chuyên đề đã được triển khai, tập huấn; thường xuyên bàn bạc, thống nhất phương pháp dạy các bài khó có kiến thức trọng tâm cần khai thác sâu; GV hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, tư liệu và PPDH trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Qua đó GV được nâng cao tay nghề, kỹ năng sư phạm cần thiết để thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Công tác quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng được tiến hành theo kế hoạch và quyết định thực hiện theo từng tháng, từng chủ điểm. Công tác đổi mới PPDH đối với TCM được thể hiện rõ nhất qua các kỳ hội giảng, thao giảng.
2.5.1.1. Những hạn chế về thực trạng hoạt động TCM và thực trạng quản lý hoạt động TCM
- Công tác xây dựng kế hoạch của TCM còn mang nặng hình thức, đối phó, các chỉ tiêu xây dựng còn chưa sát với thực tế.
- Công tác kiểm tra, rà soát, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch của TCM và tổ viên trong năm học chưa được thực sự có hiệu quả.
- Công tác quản lý sinh hoạt của TCM theo nghiên cứu bài học còn một số hạn chế về công tác chỉ đạo các bước theo quy định của sinh hoạt chuyên môn mới.
- Chất lượng đội ngũ TTCM chưa được bồi dưỡng về công tác quản lý.
- Nhận thức của giáo viên về đổi mới PPDH phát huy tính tích cực cho HS còn bộc lộ một số hạn chế.