8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Nghiên cứu về “Biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”, từ những yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp đó là:
(1) Tổ chức các hình thức bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vị trí vai trò của TCM trong trường tiểu học
(2) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học
(3) Bồi dưỡng xây dựng kế hoạch giáo dục và kế hoạch dạy học của các TCM (4) Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các tổ chuyên môn
(5) Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ các TCM quản lý hiệu quả các điều kiện dạy học, giáo dục
(6) Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường
(7) Xây dựng và áp dụng các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn
Các biện pháp trên được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, các chức năng quản lý và điều kiện thực tế của đội ngũ CBQL huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 7 biện pháp quản lý hoạt động TCM được nêu ở đề tài có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện. Trong mỗi biện pháp đều xác định rõ mục tiêu, nội dung và cách tổ chức thực hiện.
Muốn đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý hoạt động TCM thì không thể xem nhẹ biện pháp nào, kết quả của biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác, tất cả cùng hướng tới mục tiêu là quản lý hoạt động TCM đạt hiệu quả. Nếu thực hiện đồng bộ, và vận dụng các biện pháp trên một cách liên hoàn, linh hoạt, các biện pháp trên sẽ tạo được sự chuyển biến tích cực, có tính đột phá trong công tác quản lý hoạt động TCM của HT.