Xây dựng và áp dụng các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 95 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7. Xây dựng và áp dụng các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng

hoạt động của các tổ chuyên môn

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam là nhằm tạo điều kiện một cách tốt nhất cho các TCM hoạt động hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, khuyến khích đội ngũ TTCM phấn đấu, phát huy được vai trò hoạt động của mình, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, còn kích thích, động viên được các thành viên trong TCM hăng hái, tích cực, sôi nổi thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc.

đoàn thể trong nhà trường, để có sự hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, còn xây dựng được môi trường công tác thuận lợi, góp phần xây dựng được khối đoàn kết, dân chủ trong nhà trường, tạo động lực và niềm tin phấn đấu cho các thành viên.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch và áp dụng các chính sách tài chính, đầu tư CSVC, trang thiết bị … khuyến khích nâng cao chất lượng hoạt động của các TCM.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa TTCM với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

- Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng định kỳ cho cá nhân và tập thể TCM hoạt động đạt kết quả cao.

3.2.7.3. Tổ chức thực hiện

- Xây dựng và áp dụng các chính sách tài chính, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị … khuyến khích nâng cao chất lượng hoạt động của các TCM.

+ Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút nhà tài trợ, đầu tư của các lực lượng xã hội cho công tác giáo dục.

+ Nâng cao trình độ quản lý tài chính, nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ thị, hướng dẫn của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT … để có những quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, với nguyên tắc thu chi tài chính của Nhà nước. Nguồn lực tài chính, điều kiện cần để thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường, đó cũng là điều kiện để người quản lý thực hiện được các nguyên tắc quản lý, là công cụ quản lý trong chỉ đạo công tác dạy và học trong các nhà trường.

+ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ dành một phần lớn nguồn tài chính chi cho hoạt động chuyên môn, chi cho dạy học và thi đua khen thưởng để tạo động lực cho CBQL và GV.

+ Xây dựng chế độ, chính sách, lợi ích về kinh tế tạo động lực cho TCM hoạt động.

+ Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học và giáo dục. + Xây dựng chế độ chính sách khen thưởng thỏa đáng để khuyến khích đội ngũ TTCM phấn đấu, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ về lương, phụ cấp cho đội ngũ TTCM. + Xây dựng các chế độ ưu đãi, động viên TCM như: tham quan học hỏi kinh nghiệm ở những trường tiên tiến, tham gia đi học đại học, cao học, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nghiệp vụ quản lý …

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa TCM với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: + Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của nhà trường, có sự tham gia bàn bạc, thống nhất của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và chỉ đạo thực hiện dân chủ, công khai, phát huy được tính tích cực, chủ động của các cá nhân và tập thể.

đoàn thể trong nhà trường.

+ Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của mỗi tổ chức, cá nhân trong công việc chung của nhà trường.

- Triển khai và thực hiện đầy đủ, chính xác các tiêu chí thi đua ngay từ đầu năm học đến từng TCM cũng như các thành viên trong tổ. Bên cạnh đó, phải có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

- Để thực hiện hiệu quả biện pháp này, HT cần:

+ Thường xuyên cập nhật và nắm vững các văn bản chỉ đạo của Ngành, của các cấp, các quy định về chế độ của Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính về hướng dẫn chi cho các hoạt động chuyên môn. Tạo điều kiện một cách tốt nhất về cơ sở vật chất, khích lệ được tinh thần làm việc của các thành viên.

+ Dành nguồn tài chính chi cho hoạt động chuyên môn, ưu tiên chi cho dạy học và thi đua khen thưởng để tạo động lực cho TCM và GV.

+ Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút sự tài trợ, đầu tư, ủng hộ của các lực lượng xã hội bên ngoài nhà trường cho công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của TCM

+ Điều hành đồng bộ, thống nhất các lực lượng trong nhà trường, kiểm tra thường xuyên, đôn đốc kịp thời các bộ phận liên quan trong việc chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của TCM.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)