8. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Quản lý việc thực hiện các nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn
Sinh hoạt TCM là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt TCM sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng hay.
Để tổ chức sinh hoạt TCM có hiệu quả, Hiệu trưởng cần chỉ đạo TTCM xây dựng kế hoạch, chương trình sinh hoạt cụ thể; đồng thời định hướng cho giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân. Trên cơ sở đó, chỉ đạo thực hiện từng nội dung sinh hoạt.
Để quản lý được việc thực hiện các nội dung sinh hoạt của TCM thì HT cần chỉ đạo: - Sinh hoạt TCM theo định kỳ quy định trong Điều lệ trường Tiểu học (02 tuần/lần; thời gian do HT quy định, tùy yêu cầu về tính chất, nội dung công việc);
- Triển khai mô hình sinh hoạt TCM theo hướng "nghiên cứu bài học". Đây là mô hình có ý nghĩa đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập. GV quan tâm đến khả năng học tập của từng HS, đặc biệt những HS có khó khăn về học tập. Nội dung sinh hoạt TCM thực hiện theo nhiệm vụ quy định, tránh việc sinh hoạt chỉ để giải quyết sự vụ, sự việc, hoặc mang tính hành chính;
- Tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ;
- Nắm bắt thông tin, tình hình của TCM, kiểm tra biên bản sinh hoạt của TCM để đánh giá hiệu quả việc thực hiện các nội dung sinh hoạt chuyên môn, góp ý kịp thời để khắc phục những tồn tại, từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.