Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 71 - 76)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.5. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM

2.4.5.1. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM.

Nhằm đánh giá hiệu quả công tác tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 52 CBQL, 105 TTCM và 69 GV các trường tiểu học trên địa bàn huyện. Kết quả thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM ở các trường được thể hiện qua bảng khảo sát 2.20 như sau:

Bảng 2.20. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL SL TL SL TL SL TL 1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM theo năm học, học kỳ 40 17.7 62 27.4 65 28.7 59 26.2 2.10 2 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL SL TL SL TL SL TL 3 Tổ chức cho TTCM giao lưu, học tập các mô hình sinh hoạt TCM điển hình của các trường tiểu học khác trên địa bàn 40 17.7 62 27.4 65 28.7 59 26.2 2.10 4 Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện để phục vụ tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM

116 51.3 100 48.7 0 0 0 0 3.38

5

Sử dụng các hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời và các chế tài hợp lý đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM

95 42.0 78 34.5 53 23.5 0 0 3.18

Trong những năm qua công tác tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã được Phòng GDĐT Núi Thành quan tâm thực hiện tốt, có sự phân công cụ thể đối với các thành viên; sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận tham gia quản lý công tác chức bồi dưỡng, chuyên môn, đảm bảo triển khai công tác chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp kịp thời, đúng kế hoạch. Đội ngũ báo cáo viên có trình độ chuyên môn đảm bảo đáp ứng yêu cầu của lớp bồi dưỡng, các báo cáo viên báo cáo viên nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao, chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, khi về các trường, thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM thể hiện qua kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cho thấy, các nội dung “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM theo năm học, học kỳ”, “Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM”, “Tổ chức cho TTCM giao lưu, học tập các mô hình sinh hoạt TCM điển hình của các trường tiểu học khác trên địa bàn” đều được 17.7% ý kiến đánh giá cho rằng rất quan

trọng, 27.4% ý kiến đánh giá quan trọng, 28.7% ý kiến đánh giá ít quan trọng và có 26.2% ý kiến cho rằng không quan trọng, điểm trung bình chung cho các nội dung này chỉ đạt 2.10 điểm, ở mức ít quan trọng. Từ đó cũng thấy được các trường tiểu học trên địa bàn huyện chưa quan tâm đến công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM trong năm học. Khi được trao đổi, thăm dò trực tiếp thì đa số các trường đều cho biết, cũng có các hình thức để tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM, nhưng tổ chức thực tế thì chưa hiệu quả.

Qua tìm hiểu thực tế, hiệu quả công tác tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM ở các trường tiểu học chưa đồng bộ, khâu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn từng trường có cách thức, nội dung khác nhau. Có nơi rất nghiêm túc, nhưng cũng có nơi còn dễ dãi, do đó, hiệu quả công tác công tác tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM chưa cao, còn mang tính hình thức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động của TCM trong nhà trường chưa cao.

Công tác “Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện để phục vụ tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM” có 116 ý kiến đánh giá rất quan trọng và 100 ý kiến đánh giá quan trọng, điểm trung bình đạt được 3.38 điểm, ở mức rất quan trọng, vì nó cũng là một trong những yếu tố góp phần hỗ trợ, tạo nên hiệu quả cho công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho TTCM.

Nội dung “Sử dụng các hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời và các chế tài hợp lý đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM” cũng được 100% ý kiến đánh giá từ ít quan trọng trở lên (có 42.0% ý kiến đánh giá rất quan trọng, 34.5% ý kiến đánh quan trọng và 23.5% ý kiến cho rằng ít quan trọng), với điểm trung bình 3.18 điểm ở mức quan trọng.

Bên cạnh đó, thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM vẫn còn một số hạn chế, đó là:

- Một số trường tổ chức lớp bồi dưỡng chưa mời chuyên gia, chuyên viên về phổ biến kinh nghiệm hoặc nói chuyện chuyên đề.

- Chưa đa dạng trong các hoạt động, từ đó không hấp dẫn, lôi cuốn học viên tích cực tham gia. Chương trình bồi dưỡng nặng về kiến thức hàn lâm, ít đi vào thực tế, nên TTCM khi được bồi dưỡng chưa thấy hết được ý nghĩa của việc cập nhật kiến thức mới nên chưa hoàn toàn tự giác, khi tham gia lớp học bồi dưỡng còn mang tính hình thức.

- Một số trường vẫn còn tư tưởng TTCM quản lý TCM chỉ cần dựa trên kinh nghiệm là đủ.

- Ngoài ra về các điều kiện khác đảm bảo cho công tác bồi dưỡng như địa điểm, tài liệu phục vụ bồi dưỡng chuyên môn, kinh phí tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

2.4.5.2. Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM.

Để đánh giá công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ TTCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 226 người (52 CBQL, 105 TTCM và 69 GV) ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện. Kết quả được thể hiện qua khảo sát 2.21 như sau:

Bảng 2.21. Thực trạng tổ chức các hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho TTCM TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng được các cấp tổ chức

226 100 0 0 0 0 0 0 4.0

2

Cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục

0 0 0 0 113 50 113 50 1.5

3

Cử đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

0 0 0 0 113 50 113 50 1.5

4

Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng của TTCM 226 100 0 0 0 0 0 0 4.0 5 Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng TTCM về năng lực quản lý TCM 40 17.7 62 27.4 65 28.7 59 26.2 2.36 6 Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng TTCM các kỹ năng tham mưu, xử lý các tình huống xảy ra trong TCM

40 17.7 62 27.4 65 28.7 59 26.2 2.36

7

Cung cấp các loại tài liệu, văn bản hướng dẫn hoạt động TCM

226 100 0 0 0 0 0 0 4.0

8

Tổ chức cho TTCM giao lưu, tham quan thực tế, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị khác

Bảng 2.21 cho thấy, các nội dung “Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng được các cấp tổ chức”, “Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng của TTCM”, “Cung cấp đầy đủ các tài liệu, văn bản hướng dẫn hoạt động TCM” được đánh giá cao, với tỉ lệ 100% ý kiến đều cho biết các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã tổ chức thực hiện tốt những việc này, với điểm trung bình tối đa 4.0 điểm. Các nội dung này, chủ yếu tập trung vào việc cử TTCM tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Sở GD&ĐT Quảng Nam và Phòng GDĐT Núi Thành tổ chức; đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng của TTCM thông qua các hoạt động dự giờ thăm lớp, thao giảng, hội giảng, qua việc đăng ký và tự học các modun trong nội dung chương trình BDTX, tham gia học Chính trị hè, học Nghị quyết (là đảng viên) .... Nhìn chung, các nội dung này rất cơ bản và cần thiết, không cần nhiều yếu tố tài lực, vật lực nên được các trường thực hiện rất tốt.

Có 17.7% ý kiến đánh giá tốt, 27.4% ý kiến đánh giá khá, 28.7% ý kiến đánh giá trung bình và 26.2% ý kiến đánh ý ở mức yếu khi được khảo sát nội dung: “Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng TTCM về năng lực quản lý TCM” và “Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng TTCM các kỹ năng tham mưu, xử lý các tình huống xảy ra trong TCM”. Đây là hai năng lực rất cần thiết của người TTCM nhưng còn nhiều trường chưa chú trọng nhiều vào việc tổ chức các chuyên đề ở hai nội dung này để giúp TTCM có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong công tác quản lý, công tác tham mưu. Trên thực tế thì TTCM không có tiêu chuẩn đi học các lớp QLGD (tiêu chuẩn này chỉ dành cho CBQL), lý do là việc cử đi học tốn nhiều kinh phí và thời gian, cho nên hầu hết các TTCM thiếu những kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý TCM. TTCM hiện nay đang làm công tác quản lý bằng kinh nghiệm, bằng sự trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Đặc biệt là những người mới được bổ nhiệm, họ rất lúng túng trong việc thực thi các chức năng nhiệm vụ của người quản lý cấp tổ, họ phải tự rèn kỹ năng xử lý các tình huống, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình làm việc, được CBQL trao đổi, rút kinh nghiệm sau mỗi vấn đề. Việc tổ chức thành các chuyên đề bài bản để bồi dưỡng chưa được các trường chú trọng quan tâm nên đa số TTCM xử lý theo kinh nghiệm tự tích lũy được.

Nội dung được đánh giá chưa thực hiện ở tất cả các trường trên địa bàn huyện là: “Cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý”, “Cử đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ” và “Tổ chức cho TTCM giao lưu, tham quan thực tế, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị khác”, điểm trung bình chỉ đạt 2.10 điểm, đây làba nội dung nếu thực hiện sẽ tốn rất nhiều kinh phí, nhà trường không có khả năng tổ chức thực hiện. Việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân chủ yếu do GV tự quyết định, không thuộc quyền quyết định của nhà trường.

Cũng qua kết quả khảo sát thực trạng tổ chức các hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho TTCM vẫn còn một số hạn chế, đó là:

- Một số TTCM còn hạn chế về trình độ CNTT, nên chưa phát huy hết những ưu điểm của việc ứng dụng CNTT vào việc quản lý và dạy học của mình.

- Chương trình bồi dưỡng nặng về kiến thức hàn lâm, ít đi vào thực tế, nên TTCM khi được bồi dưỡng chưa thấy hết được ý nghĩa của việc cập nhật kiến thức mới nên chưa hoàn toàn tự giác, khi tham gia lớp học bồi dưỡng còn mang tính hình thức.

- Có những TTCM đã dày dạn kinh nghiệm, nhưng cũng có những người còn bỡ ngỡ với cương vị mới của mình, các công việc cụ thể của tổ có khi gắn với từng thành viên, có khi gắn với tập thể, điều này liên quan đến thẩm quyền của TTCM. Có những việc TTCM có thể giải quyết, có những việc vượt chức năng, thẩm quyền của TTCM, tất cả những điều đó dễ đẩy TTCM vào tình trạng lúng túng. Nếu không có sự gần gũi, chia sẻ, giúp đỡ giải quyết của HT, công việc có khi bị ách tắc.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 71 - 76)