Tình hình phát triển giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 42 - 46)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học

2.1.3.1. Mạng lưới trường lớp

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Núi Thành, sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, sự ủng hộ của toàn xã hội, giáo dục huyện Núi Thành luôn quán triệt các quan điểm phát triển giáo dục của Đảng ta: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, “Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Giáo dục huyện Núi Thành đã có những bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực, việc quy hoạch mạng lưới trường lớp tạo được cơ hội thuận lợi cho người dân học tập, trường lớp từng bước được xây dựng khang trang, CSVC được đầu tư công trung hạn, dài hạn, được bố trí vốn trong thời gian lộ trình hằng năm, dài hạn (10 năm). Nhěn chung, mạng lưới trường lớp được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI.

Bảng 2.1. Mạng lưới các trường tiểu học của huyện Núi Thành TT Xã/thị trấn Năm học 2018 – 2019 Năm học 2019 – 2020 Ghi chú 1 Tam Hiệp 2 2

2 Tam Anh Nam 2 1

3 Tam Anh Bắc 1 1 4 Tam Xuân 1 2 2 5 Tam Xuân 2 2 2 6 Tam Tiến 2 2 7 Tam Hòa 2 1 8 Tam Quang 2 1 9 Tam Giang 1 1 10 Tam Nghĩa 2 1 11 Tam Trà 1 1 12 Tam Sơn 1 1 13 Tam Thạnh 1 1 14 Tam Mỹ Đông 1 1 15 Tam Mỹ Tây 1 1 16 Tam Hải 1 1 17 Thị Trấn 2 2 Tổng cộng 26 23

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Núi Thành)

Cùng với sự phát triển về KTXH, mặc dù ngành giáo dục của huyện Núi Thành so với mặt bằng của tỉnh, có sự chuyển biến tích cực về quy mô trường lớp, chất lượng giáo dục. Tuy nhiên giáo dục tiểu học phát triển chưa ngang tầm với một số các huyện/thị của tỉnh, nhất là về chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy, việc đầu tư, nâng cao CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học, chất lượng toàn diện giáo dục tiểu học là cần thiết.

Về quy mô, mạng lưới hệ thống trường, lớp phát triển theo hướng đa dạng, được sắp xếp hợp lý trên địa bàn toàn huyện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh các dân tộc trong huyện.

Bảng 2.2. Tổng hợp quy mô trường lớp, số lượng học sinh, số lượng, tỉ lệ GV

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Số giáo viên Tỉ lệ GV/lớp

2018 - 2019 25 427 11785 639 1,49

2019 - 2020 23 429 12270 642 1,5

Qua số liệu ở bảng 2.2 cho thấy: Số lượng học sinh có chiều hướng tăng nhẹ, số lớp tương đối ổn định, tỷ lệ giáo viên/lớp ngày càng đảm bảo theo quy định và hướng đến cân đối đồng bộ, cơ cấu bộ môn cho từng trường theo đề án vị trí việc làm của từng đơn vị.

2.1.3.2. Chất lượng giáo dục tiểu học

Bảng 2.3. Kết quả hoàn thành chương trình lớp học trong 2 năm gần đây

TT Năm học TSHS Số học sinh hoàn thành Số học sinh chưa hoàn thành SL TL (%) SL TL (%) 1 2018 – 2019 11784 11702 99.3 83 0.7 2 2019 - 2020 12270 12190 99.3 80 0.7

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Núi Thành) 2.1.3.3. Đội ngũ giáo viên tiểu học

Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như CSVC, trang thiết bị học, môi trường, điều kiện KTXH, nhưng yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đó là con người (GV). Xác định đúng vai trò của đội ngũ nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, trong những năm qua, huyện Núi Thành đã chú trọng về việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng GV trong đó tập trung chỉ đạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng hằng năm, tỉ lệ GV đạt chuẩn trình độ chuyên môn (trình độ đào tạo từ bậc Cao đẳng trở lên) 100% theo quy định, từng bước nâng chuẩn trình độ giáo viên qua các năm, chất lượng giáo viên tăng lên được thống kê từ năm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020 thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4. Quy mô số lượng, chất lượng GV

Năm học Số giáo viên

Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

2018 - 2019 639 639 100 607 95 0 0

2019 - 2020 642 642 100 618 96,3 0 0

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Núi Thành)

Qua nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Núi Thành thì thấy rằng, trong những năm gần đây mặc dù số lớp tương đối ổn định, tỷ lệ giáo viên trên lớp ngày càng đảm bảo theo quy định, việc cân đối giáo viên ở từng bộ môn cũng được quan tâm, từng bước cân đối giáo viên dạy đúng chuyên môn. Về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, có 100% số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về tŕnh độ đào tạo, không có giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Đa số giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp được nâng lên.

2.1.3.4. Về cơ sở vật chất của bậc học tiểu học

Các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã được trang bị CSVC tương đối đầy đủ, đảm bảo cho công tác dạy và học, điều đó đã chứng tỏ rằng có được kết quả trên là có sự quan tâm của các ban ngành từ cấp trên xuống cơ sở, cùng với sự góp sức của nhân dân và các tổ chức xã hội trong và ngoài huyện, 100% phòng học được kiên cố, tầng hóa, CSVC được thiết kế với các khu riêng biệt như khu học tập, khu giáo dục thể chất, khu thư viện và khu hiệu bộ.

Phấn đấu đến năm 2025, có 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Toàn huyện có 04 thư viện trường tiểu học được công nhận Thư viện xuất sắc (tỉ lệ: 17.4%). 01 trường đã xây dựng theo mô hình Thư viện thân thiện của RtR (tỉ lệ: 4.3%).

2.1.3.5. Kế hoạch phát triển giáo dục tiểu học huyện Núi Thành trong thời gian đến

Đối với giáo dục tiểu học đến năm 2021: 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, 100% học sinh được học 2 buổi/ngày, 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học Tiếng Anh, 100% học sinh từ lớp 1 đến lớp 2 được tiếp cận, làm quen với Tiếng Anh, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, 100% trường đạt chuẩn quốc gia trong đó có 70% đạt mức 2. Duy trì công tác phổ cập giáo dục mức độ 3, nâng cao giáo dục toàn diện, giáo dục kỹ năng sống và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Về phát triển đội ngũ: Phấn đấu nâng cao chất lượng giáo viên, 100% giáo viên có trình độ đào tạo Đại học theo đúng vị trí việc làm, theo đúng quy định. Luân chuyển đội ngũ GV, CBQL giỏi phù hợp, tổ chức tốt mô hình học sinh học 2 buổi/ngày. Thực hiện tốt khâu quy hoạch CBQL, đào tạo, bồi dưỡng CBQL theo các quy định chuẩn, luân chuyển CBQL (HT, PHT) theo quy định, xây dựng đề án luân chuyển giáo viên phục vụ miền núi, hải đảo. Bố trí đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định, cơ cấu đồng bộ đủ các giáo viên đứng lớp đảm bảo chuyên môn và đúng vị trí việc làm.

Về công tác PCGD: duy trì nâng cao chất lượng PCGDTH đạt mức 3.

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo năng lực và phẩm chất người học, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn.

Đổi mới cách thức chỉ đạo phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Dạy tốt, học tốt", đặc biệt phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; đồng thời chú ý đến học sinh tiếp thu chậm, học sinh chưa hoàn thành chuẩn KTKN các môn học để nâng cao chất lượng đại trà của các đơn vị trường học.

Thực hiện tốt việc đổi mới công tác quản lý, công tác quản trị nhà trường, áp dụng CNTT vào quản lý và dạy học. Thực hiện giảng dạy đầy đủ các môn học, theo

đúng chương trình, áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với từng bộ môn.

Tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thu hút học sinh tới lớp, duy trì và nâng cao tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tập trung chỉ đạo hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường nhằm bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Dạy học phải tạo hứng thú cho học sinh học tập, phù hợp với trình độ của học sinh và khuyến khích nâng cao dần yêu cầu trong học tập, phù hợp với trình độ của học sinh.

Chú trọng việc phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh, đẩy mạnh các phong trào giáo dục thể chất, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút học sinh tới trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)