Khái quát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 34 - 35)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Khái quát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ

2.1. Khái quát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTB&XH Bộ LĐTB&XH

2.1.1. Khái quát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTB&XH Bộ LĐTB&XH

Nghị định 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTB&XH.

2.1.1.1. Vị trí, chức năng

Bộ LĐTB&XH là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Bộ LĐTB&XH thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án, dự thảo, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia,…. chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc theo phân công.

Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.

Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia,…; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Bộ còn quy định, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát trên một số lĩnh vực sau:việc làm và bảo hiểm thất nghiệp; người lao động Việt Nam đi làm

việc ở nước ngoài theo hợp đồng; dạy nghề; lao động, tiền lương; bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới; dịch vụ công; thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Quản lý hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức;

Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Thanh tra; kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức

Bao gồm Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTB&XH (Phụ lục 01)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 34 - 35)