Thể thức của văn bản

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 51)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.4.2.Thể thức của văn bản

2.2. Thực trạng tổ chức và quản lý các nghiệp vụ cơng tác văn thư tại Văn phịng

2.2.4.2.Thể thức của văn bản

Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần bắt buộc và thành phần bổ sung.

Thể thức văn bản được quy định thống nhất sẽ đảm bảo tính kỷ cương và chặt chẽ trong soạn thảo và ban hành văn bản, đồng thời cũng đảm bảo được tính chân thực và hiệu lực pháp lý của văn bản. Mặt khác còn thể hiện quyền uy, tinh thần trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản và người ký văn bản.

Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật được Bộ thực hiện theo Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 của Bộ Tư pháp về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.

Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được Bộ thực hiện theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

Thể thức văn bản của Bộ gồm 9 thành phần thể thức bắt buộc sau: + Quốc hiệu

+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản + Số, ký hiệu văn bản

+ Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản + Tên loại và trích yếu nội dung văn bản

+ Nội dung văn bản

+ Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền + Dấu của cơ quan, tổ chức

+ Nơi nhận

Ngoài ra tùy thuộc vào nội dung văn bản mà có thêm một số thành phần khác theo quy định của nhà nước.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Trang 51)