Những cơ hội và thách thức đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 135 - 138)

- Tỷ lệ thu hồi (cent so với

4.1.2.2. Những cơ hội và thách thức đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

4.1.2.2.1. Cơ hội

Thứ nhất, tiếp cận và mở rộng thị trờng. Khi trở thành thành viên AFTA, WTO hay tham gia các hiệp định hợp tác song phơng và đa phơng Lào đợc hởng những u đãi thơng mại, tránh đợc tình trạng phân biệt đối xử.. Hàng hoá và dịch vụ Lào có thể xâm nhập thị trờng các nớc thành viên các tổ chức hợp tác với mức thuế suất đã đợc cắt giảm. Điều đó tạo điều kiện cho Lào mở rộng thị trờng xuất khẩu và mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Đây là yếu tố bảo đảm tăng trởng.

Thứ hai, Lào có đợc vị thế bình đẳng với các thành viên khác trong các tổ chức kinh tế quốc tế nh AFTA, AEC, WTO, ASEAN+... và có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của quốc tế để đảm bảo lợi ích chính đáng trong tr- ờng hợp có tranh chấp thơng mại với các nớc thành viên, đặc biệt khi nớc thành viên đó là cờng quốc kinh tế.

Thứ ba, tăng cờng thu hút đầu t và chuyển giao công nghệ từ các nớc.

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, Lào phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với những quy định quốc tế, nhờ vậy tạo lập và củng cố lòng tin của các nớc vào cơ chế, chính sách của Lào, trên cơ sở đó tạo sự an tâm và hấp dẫn các nhà đầu t nớc ngoài đầu t vào Lào. CHDCND Lào cũng tăng cờng cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay u đãi, các hình thức tín dụng tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế nh IMF, WB, ADB.

Thứ t, thúc đẩy cải cách kinh tế trong nớc và buộc chính phủ hoạt động có hiệu quả hơn. Chủ trơng của Đảng nhân dân cách mạng Lào là chủ động

đổi mới, cải cách thể chế kinh tế trong nớc, xây dựng thể chế kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa để phát huy nội lực và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chính sự hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO lại thúc đẩy tiến trình cải cách kinh tế trong nớc, đòi hỏi tiến trình cải cách phải đợc đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ. Những quy định mang tính bắt buộc của cam kết

với WTO về tự do hoá thơng mại, đầu t, mở cửa thị trờng dịch vụ, buộc Lào phải đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế để thực hiện các cam kết đó.

Việc tham gia hội nhập quốc tế buộc chính phủ hoạt động hiệu quả hơn và thận trọng hơn khi ra các quyết định kinh tế; cơ chế, chính sách phải công khai, minh bạch, công bằng và đồng bộ; điều hành kinh tế vĩ mô cũng phải thay đổi cơ bản phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, nâng cao vị thế quốc tế của đất nớc. Tham gia hội nhập, Lào

có đợc vị thế bình đẳng trong việc hoạch định chính sách thơng mại toàn cầu, có cơ hội đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng, hợp lý hơn, có điều kiện bảo vệ lợi ích của đất nớc, của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng những cơ hội do tham gia hội nhập kinh tế quốc tế mang lại chỉ ở dạng tiềm năng. Để biến tiềm năng thành hiện thực phải thông qua hoạt động tích cực và chủ động của nhà nớc, của nhân dân.

4.1.2.2.2. Những thách thức

CHDCND Lào là một nớc đang phát triển ở trình độ thấp, vì vậy, khi tham gia sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với những thách thức sau:

Thứ nhất, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên cả ba cấp độ: sản

phẩm - doanh nghiệp - quốc gia. Hiện nay, năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của Lào còn yếu nên cơ hội xâm nhập thị trờng các nớc chỉ ở dạng tiềm năng; trong khi đó hàng hoá, dịch vụ nớc ngoài, với sức cạnh tranh cao sẽ xâm nhập thị trờng Lào. Các doanh nghiệp Lào quy mô còn nhỏ bé, công nghệ phần lớn còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, nên giá thành sản phẩm cao, nhất là thiếu những sản phẩm mang tính độc đáo, vì thế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Lào hiện nay nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng còn nhiều yếu kém.

Thứ hai, Lào phải cắt giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan. Chính

phủ Lào cũng khó thực hiện đợc mong muốn duy trì sự bảo hộ nhất định đối với các ngành công nghiệp non trẻ bản địa. Điều này ngoài việc ảnh hởng đến nguồn thu ngân sách nhà nớc và đến việc chủ động hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, còn buộc các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nớc ngoài không phải chỉ ở thị trờng bên ngoài, mà ngay chính trên thị trờng nội địa. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Lào lại thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp nớc ngoài. Vì thế, nếu các doanh

nghiệp không cải thiện năng lực cạnh tranh thì sẽ gặp khó khăn, thậm chí phá sản.

Thứ ba, điều chỉnh hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với quy định của các tổ chức hợp tác quốc tế nh AFTA, AEC, WTO và thực thi các cam kết cũng là một khó khăn, thách thức không nhỏ. Mặc dù CHDCND Lào đã có

những nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO, nhng trên tổng thể, nhiều bộ luật chuyên ngành còn bộc lộ những bất cập, hệ thống văn bản dới luật, nhất là các văn bản do chính quyền địa phơng ban hành còn chồng chéo, mâu thuẫn với những quy định của bộ luật chính, đã và đang đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật của Lào, trớc hết là hệ thống pháp luật kinh tế.

Thứ t, điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ phức tạp và khó khăn hơn. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự tuỳ thuộc lẫn

nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. Do đó, sự chấn động kinh tế của một nớc, nhất là của các nớc lớn, sẽ tác động đến nền kinh tế của các quốc gia khác. Vì thế, sự điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Khi Lào hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì những chấn động kinh tế bên ngoài do tác động dây chuyền sẽ ảnh hởng trực tiếp đến nền kinh tế của Lào. Đây là một thách thức không nhỏ đối với việc điều hành kinh tế vĩ mô, khi mà tiềm lực của đất nớc còn hạn chế, hệ thống pháp luật cha hoàn thiện, kinh nghiệm quản lý nền kinh tế thị trờng cha nhiều.

Vì vậy, nhà nớc cần có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, nâng cao năng lực điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ để có thể ứng phó kịp thời và thích hợp với sự biến động kinh tế, hạn chế ảnh hởng tiêu cực của nớc chấn động kinh tế bên ngoài.

Thứ năm, chất lợng nguồn nhân lực của Lào còn thấp, cha đáp ứng đợc yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, xây dựng và phát triển nguồn

nhân lực có chất lợng cao để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc và hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Thứ sáu, bảo đảm an ninh xã hội trong bối cảnh hội nhập cũng là vấn đề khó khăn, xuất hiện những thách thức mới trong lĩnh vực bảo đảm an ninh chính trị, quốc phòng, bảo vệ môi trờng sinh thái. Lợi ích do toàn cầu hoá

mang lại phân phối không đồng đều giữa các quốc gia. Thực tế cho thấy những nớc có nền kinh tế phát triển đợc hởng lợi nhiều hơn, những nớc có nền kinh tế phát triển thấp đợc hởng lợi ít hơn. ở mỗi quốc gia, sự phân phối lợi

ích cũng không đồng đều, một bộ phận dân c đợc hởng lợi ít hơn, thậm chí còn chịu tác động tiêu cực của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Nguy cơ phá sản của một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn, chênh lệch về mức sống gia tăng dẫn đến những yếu tố bất ổn định xã hội.

Vì vậy, chính phủ cần xây dựng và thực thi chính sách an ninh xã hội và phúc lợi xã hội đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nớc, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho ngời nghèo.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 135 - 138)