2. Những NGHIÊN Cứu ở Lào
2.1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Trong những năm gần đây thuật ngữ "Năng lực cạnh tranh", "Sức cạnh
tranh" và "Khả năng cạnh tranh" đợc các nhà khoa học, các DN sử dụng rất
phổ biến trên các phơng tiện thông tin, các cuộc hội thảo, các diễn đàn lớn. Tuy nhiên, hiện nay cha có khái niệm thống nhất về các thuật ngữ này. Trong luận án này, tác giả sử dụng thuật ngữ "Năng lực cạnh tranh" vì thuật ngữ này đợc sử dụng khá phổ biến. Có thể dẫn ra những định nghĩa về năng lực cạnh tranh nh sau:
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: "Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hoá cùng loại trên cùng một thị trờng tiêu thụ" [6, 1172].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 3):
Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nớc giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trờng tiêu thụ. Một
mặt hàng có năng lực cạnh tranh là mặt hàng có thể thu hút đợc nhiều ngời mua hơn những hàng hoá cùng loại đang đợc tiêu thụ trên thị trờng.... [51, 41].
Theo cuốn Nâng cao sức cạnh tranh của các DN trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tếdo TS. Vũ Trọng Lâm (Chủ biên) đã đa ra một quan niệm tổng quát sau:
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của DN nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng (so với các đối thủ cạnh tranh) và đạt đợc các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi tr- ờng cạnh tranh trong nớc và quốc tế [27, 25].
Theo cuốn Chính sách kinh tế và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp của TS. Đinh Thị Nga:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngắn hạn là khả năng của doanh nghiệp trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm có giá cả, chất lợng và tính độc đáo, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm tơng tự trên thị trờng để giành đợc thị phần tơng xứng. Trong dài hạn, nâng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra tăng trởng lợi nhuận thông qua việc liên tục đa ra thị trờng các sản phẩm khác biệt và mới lạ [36, 16].
Trong bài của TS. Nguyễn Hữu Thắng: Một số vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, tác giả đa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của DN nh sau:
"Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững" [45, 12].
Trong Giáo trình kinh tế Việt Nam, các tác giả thuộc Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội quan niệm rằng:
Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế là tổng thể các hoạt động liên tục đổi mới, sáng tạo ra lợi thế cạnh tranh mới có tính vợt trội so với các đối thủ cạnh tranh, từ những nguồn lực hoặc yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp khai thác, huy động đợc nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, giúp cho doanh
nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc trong môi trờng hợp tác và cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng [48, 26].
Tổng hợp từ những định nghĩa và quan niệm nêu trên, khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của DN, cần chú ý tới một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của DN phải gắn liền với việc phân tích các yếu tố nội tại của DN và của đối thủ cạnh tranh để so sánh, đối chiếu nhằm phát hiện các lợi thế cạnh tranh của DN so với đối thủ. Từ đó mới có thể nhận định một cách chính xác năng lực cạnh tranh của mình.
Hai là, cần lấy yêu cầu của khách hàng làm căn cứ đánh giá năng lực cạnh tranh của DN. Bởi lẽ, nhu cầu của khách hàng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Mục đích cuối cùng của một DN có khả năng cạnh tranh vẫn là thu đợc càng nhiều lợi ích càng tốt trên cơ sở cung cấp các hàng hoá, dịch vụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đòi hỏi của khách hàng.
Ba là, năng lực cạnh tranh của DN là một phạm trù tổng hợp, không thể chỉ đợc xác định bằng một vài tiêu chí đơn lẻ. Do đó, khi phân tích năng lực cạnh tranh của DN cần đứng trên quan điểm toàn diện, tức là phải phân tích toàn diện và có hệ thống các yếu tố hữu quan trong mối liên hệ tơng tác nhiều chiều giữa chúng.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể đa ra khái niệm tổng quát sau: Năng
lực cạnh tranh của DN là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của DN nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng (so với các đối thủ cạnh tranh) và đạt đợc các mục tiêu của DN trong môi trờng cạnh tranh trong nớc và quốc tế.