Phân loại cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 37)

2. Những NGHIÊN Cứu ở Lào

2.1.1.2.Phân loại cạnh tranh

Cạnh tranh đợc phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu thức khác nhau:

2.1.1.2.1. Dựa vào hình thái thị trờng, cạnh tranh đợc chia thành 2 loại:

Cạnh tranh hoàn hảo và Cạnh tranh không hoàn hảo.

Cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo là sự cạnh tranh trong đó các DN tự do cạnh tranh với nhau trên thị trờng cạnh tranh hoàn hảo.

Thị trờng cạnh tranh hoàn hảo có những tiêu chuẩn nh sau: + Tiêu chuẩn về kết cấu

- Số lợng ngời bán lớn hoặc đủ lớn, không có ai chi phối thị trờng, hoặc ít nhất cũng có nhiều ngời chi phối đợc thị trờng khi kinh tế quy mô cho phép họ làm điều đó.

- Không có trở ngại nhân tạo nào đối với sự gia nhập. - Sự phân biệt chất lợng vừa phải và nhạy cảm với giá cả. + Tiêu chuẩn về hành vi

- Có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp, không có các thoả thuận cấu kết (các-ten) để cố định giá cả, thị phần v.v...

- Không sử dụng chiến thuật cô lập hoặc lôi kéo (ví dụ chỉ mua bán với một số ngời, từ chối cung cấp, hợp đồng ràng buộc) với mục đích làm hại các nhà cung cấp cạnh tranh.

- Nhạy cảm với nhu cầu của ngời tiêu dùng về các mặt hàng khác nhau.

+ Tiêu chuẩn về hiệu quả

- Tối thiểu hoá chi phí cung ứng.

- Giá phù hợp với chi phí cung ứng, trong đó có cả lợi nhuận hợp lý mà ngời cung ứng thu đợc từ hiệu quả, chấp nhận rủi ro, đầu t và đổi mới.

- áp dụng công nghệ và sản phẩm mới.

Cạnh tranh hoàn hảo biểu thị nỗ lực đa ra các chỉ dẫn hữu ích cho chính sách chống độc quyền trong thực tiễn chứ không phải trạng thái lý tởng trong lý thuyết về cạnh tranh hoàn hảo. Song trên thực tế, ngời ta vẫn gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc khuyến khích mọi ngời chấp nhận các tiêu chuẩn này. Chẳng hạn số ngời bao nhiêu là đủ lớn; làm thế nào để đạt đợc con số đó; mức lợi nhuận nào là hợp lý v.v.... [51, 32].

Cạnh tranh không hoàn hảo:

Cạnh tranh không hoàn hảo là sự cạnh tranh trong đó các DN cùng cạnh tranh với nhau trên thị trờng cạnh tranh không hoàn hảo.

Thị trờng cạnh tranh không hoàn hảo là một loại cấu trúc thị trờng có những đặc điểm sau đây:

+ Nhiều ngời bán và ngời mua

Thị trờng bao gồm một số lợng lớn ngời bán (các DN) và ngời mua (ng- ời tiêu dùng) hoạt động độc lập với nhau.

+ Sản phẩm phân biệt

Sản phẩm mà các DN cạnh tranh không hoàn hảo cung ứng phân biệt với nhau theo một phơng diện nào đó. Những khác biệt này có thể mang bản chất vật chất, đặc tính về chức năng hoặc chỉ là tởng tợng, tức sự khác biệt là giả tạo, hoàn toàn do hoạt động quảng cáo và xúc tiễn bán hàng tạo ra.

+ Tự do gia nhập và rời bỏ thị trờng

Không có sự cản trở hay trở ngại đối với sự gia nhập hoặc rời bỏ thị tr- ờng của các DN. Trong cạnh tranh không hoàn hảo, sự phân biệt sản phẩm phát sinh từ sự trung thành với nhãn hiệu hàng hoá không cản trở sự gia nhập thị trờng.

Nếu không tính đến phơng diện phân biệt sản phẩm, thì về mặt cấu trúc, thị trờng cạnh tranh không hoàn hảo tơng tự nh thị trờng cạnh tranh hoàn hảo. Việc phân tích trạng thái cân bằng của một DN cá biệt trong thị trờng cạnh tranh không hoàn hảo có thể thực hiện bằng cách nghiên cứu một DN đại diện; nghĩa là, tất cả các DN đều đợc giả định là phải đối phó với chi phí và điều kiện nhu cầu giống hệt nhau và họ luôn tìm cách tối đa hoá lợi nhuận. Từ những giả định nh vậy, ngời ta có thể xác định đợc trạng thái cân bằng của thị trờng.

PGiá Giá

Tầm quan trọng của sự phân biệt sản phẩm là ở chỗ: Mỗi DN có một thị trờng phân biệt một phần với thị trờng của các đối thủ cạnh tranh và điều này cũng hàm ý mỗi DN có một đờng cầu dốc xuống (D trong hình 1a), mặc dù sự hiện diện của các sản phẩm thay thế cạnh tranh gay gắt (hệ số co giãn chéo của nhu cầu cao) làm cho đờng này tơng đối co giãn; Chi phí sản xuất của DN (chi phí cận biên và bình quân) tăng khi các DN chi tiêu để phân biệt sản phẩm, tức chi phí bán hàng tăng.

Là ngời tối đa hoá lợi nhuận, DN sản xuất mức sản lợng OQ và bán với mức giá OP, tức tại điểm có chi phí cận biên (MC) và doanh thu cận biên (MR) bằng nhau. Trong ngắn hạn, điều này có thể đem lại cho các DN mức lợi nhuận bất thờng.

Hình 2.1: Cạnh tranh không hoàn hảo

(a) (b) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(a) Trạng thái cân bằng ngắn hạn; (b) Trạng thái cân bằng dài hạn. Nguồn: [51,33]

Trong dài hạn, mức lợi nhuận bất thờng cao thúc đẩy các DN mới gia nhập thị trờng, qua đó ép đờng cầu của các DN hiện có xuống phía dới, tức đẩy đờng cầu sang trái, làm giảm mức bán ra tại mọi mức giá. Quá trình gia nhập mới tiếp diễn cho tới khi lợi nhuận bất thờng quá cao không còn nữa. Hình 1b chỉ ra trạng thái cân bằng dài hạn của một DN đại diện. Nó tiếp tục tối đa hoá lợi nhuận tại mức sản lợng OQc và mức giá OPc mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên, nhng giờ đây, chỉ đem lại lợi nhuận bình th- ờng. Trạng thái đem lại lợi nhuận bình thờng trong dài hạn này tơng tự nh trạng thái cân bằng dài hạn của DN cạnh tranh trong thị trờng cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, thị trờng cạnh tranh không hoàn hảo đem lại hiệu quả thị tr-

DAC AC

MRMC MC

Q

Lợi nhuận trên mức bình th ờng Sản l ợng Giá MC AC Mới gia nhập D MR Qc O Sản l ợng Pc O

ờng thấp hơn so với thị trờng cạnh tranh hoàn hảo. DN cạnh tranh không hoàn hảo có xu hớng sản xuất mức sản lợng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với DN cạnh tranh hoàn hảo. Vì đờng cầu dốc xuống, nên nó phải tiếp xúc đờng chi phí bình quân dài hạn ở bên trái của điểm thấp nhất. Khi so sánh với thị tr- ờng cạnh tranh hoàn hảo, chúng ta cần chú ý rằng đờng chi phí bình quân dài hạn của nó cao hơn đờng chi phí bình quân dài hạn của DN cạnh tranh hoàn hảo và các DN cạnh tranh hoàn hảo sản xuất mức sản lợng tơng ứng với điểm thấp nhất trên đờng chi phí bình quân dài hạn của họ. Nh vậy, các DN cạnh tranh không hoàn hảo hoạt động ở mức thấp hơn quy mô nhà máy tối u và kết quả là có sự d thừa công suất trên thị trờng [51, 29].

2.1.1.2.2. Dựa vào tính chất tuân thủ pháp luật, cạnh tranh đợc chia

thành cạnh tranh theo pháp luật và cạnh tranh trái pháp luật.

+ Cạnh tranh theo pháp luật hay cạnh tranh lành mạnh là việc cạnh

tranh phù hợp với luật pháp, tập quán, đạo đức kinh doanh, mọi DN đợc hởng các điều kiện nh nhau trên cùng một "sân chơi" và dựa vào năng lực cạnh tranh của mình để giành phần thắng.

+ Cạnh tranh trái pháp luật hay cạnh tranh bất hợp pháp là sự tranh giành giữa những ngời tham gia bằng các thủ đoạn mà pháp luật quy định đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nh chèn ép, gian lận, hối lộ, vu khống chất lợng của đối thủ, bán phá giá để loại bỏ đối thủ.v.v... [39,7].

2.1.1.2.3. Dựa vào phạm vi lãnh thổ, cạnh tranh đợc chia thành: cạnh tranh nội địa và cạnh tranh quốc tế.

+ Cạnh tranh nội địa

Cạnh tranh nội địa là sự cạnh tranh diễn ra giữa các DN, giữa các ngành nghề hoặc khu vực thể chế trong phạm vi thị trờng của từng nớc, bao gồm:

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các DN cùng sản xuất một loại sản phẩm nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Điều này sẽ làm cho các DN phải tìm cách giảm giá trị cá biệt của hàng hoá, làm cho điều kiện sản xuất trung bình trong ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hoá giảm xuống.

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm tìm nơi đầu t có lợi. Các nhà đầu t cạnh tranh nhau, chọn ngành có tỷ suất lợi nhuận cao để bỏ vốn, từ đó tới sự phân bố lại các yếu tố sản xuất và quan hệ cung - cầu các loại hàng hoá, hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.

- Cạnh tranh giữa các khu vực: Là sự cạnh tranh giữa những ngời kinh doanh trên các địa bàn lãnh thổ khác nhau của một quốc gia. Do có điều kiện sản xuất và tiêu thụ khác nhau dẫn tới mức hao phí lao động để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Kết quả cạnh tranh giữa các khu vực dẫn tới việc hình thành giá thị trờng của hàng hoá, dịch vụ.

+ Cạnh tranh quốc tế

Cạnh tranh quốc tế là sự cạnh tranh giữa các DN, các hàng hoá, dịch vụ thuộc các nớc khác nhau (trong khu vực hoặc trên thế giới) trong điều kiện quốc tế hoá hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá. Mỗi quốc gia có trình độ phát triển khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau, lợi thế so sánh cũng khác nhau. Do đó, sức cạnh tranh của các mặt hàng, các doanh nghiệp của mỗi quốc gia cũng khác nhau.

Kết quả cạnh tranh quốc tế dẫn tới việc hình thành giá cả quốc tế của hàng hoá, dịch vụ và kéo theo sự chuyển dịch các dòng đầu t quốc tế. Cạnh tranh quốc tế có thể là cạnh tranh trên thị trờng khu vực hoặc cạnh tranh trên thị trờng toàn cầu.

Hiện nay, ranh giới giữa cạnh tranh nội địa và cạnh tranh quốc tế đang ngày càng bị xoá nhoà do cùng với tiến trình hội nhập, ranh giới giữa thị trờng trong nớc và nớc ngoài mất dần, thay vào đó là một thị trờng thống nhất.

2.1.1.2.4. Dựa vào chủ thể của quá trình cạnh tranh: Cạnh tranh đợc

chia ra cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh DN.

+ Cạnh tranh quốc gia

Cạnh tranh quốc gia là việc các quốc gia cùng cạnh tranh với nhau trên thị trờng quốc tế để đảm bảo tăng trởng kinh tế và gia tăng phúc lợi cho ngời dân cũng nh gia tăng sức mạnh quốc gia đó trên thị trờng quốc tế.

+ Cạnh tranh doanh nghiệp

Cạnh tranh DN là việc các DN cùng ganh đua với nhau trên một thị tr- ờng để giành phần hơn về mình, đảm bảo gia tăng lợi nhuận và thị phần cho DN [39,9].

Một phần của tài liệu Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 37)