Mở rộng hợp tác và quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng rộng và có hiệu quả

Một phần của tài liệu Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 124 - 125)

- Tỷ lệ thu hồi (cent so với

3.3.1.5. Mở rộng hợp tác và quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng rộng và có hiệu quả

và có hiệu quả

Hội nhập kinh tế quốc tế là một yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào, tạo ra điều kiện thuận lợi cho các DN mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất ra sản phẩm có chất lợng cao để xuất khẩu. Trong thời gian qua nhà nớc đã có chính sách rõ ràng về hợp tác kinh tế quốc tế và đạt đợc một số thành tích trong một số mặt sau:

+ Về hợp tác song phơng

Hiện nay, nớc CHDCND Lào có quan hệ hợp tác thơng mại với 51 nớc và đã ký hợp đồng kinh tế song phơng với 18 nớc. Trong đó, Lào có quan hệ kinh tế với các nớc có nền kinh tế mạnh nh: Trung quốc, Mỹ, Nhật Bản, úc, với các nớc láng giềng nh Việt Nam, Thái Lan và các nớc khác trong ASEAN và các nớc khác trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phát huy năng lực của mình để vơn lên và gia nhập thị trờng quốc tế., Đồng thời hợp tác kinh tế quốc tế còn thúc đẩy và khuyến khích các DN sản xuất ra các sản phẩm có chất lợng để xuất khẩu ngày càng nhiều ra thị trờng quốc tế.

Đối với hợp tác song phơng Lào - Việt Nam: Trong những năm qua các dự án đầu t của Việt Nam sang Lào có xu hớng tăng lên và tập trung nhiều nhất theo thứ tự là: công nghiệp khai thác mỏ, năng lợng với 77 dự án, tổng vốn đầu t là 1,05 tỷ USD (chiếm 52,7% số dự án và 69% vốn đầu t); tiếp theo là nông -lâm nghiệp với 47 dự án (chế biến gỗ, trồng và khai thác mủ cao su), tổng vốn đầu t là 427,2 triệu USD (chiếm 32% so với dự án và 28% so với vốn đầu t) và cuối cùng là dịch vụ có 22 dự án với tổng vốn đầu t là 44,9 triệu USD (chiếm 15% số dự án và 2,94% vốn đầu t).

Đây là các lĩnh vực DN Việt Nam có thế mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh cũng nh nhận đợc u tiên u đãi từ phía Chính phủ Lào [27, 203].

+ Về hợp tác kinh tế với ASEAN

Nớc CHDCND Lào gia nhập ASEAN ngày 23 tháng 7 năm 1997. Việc đó tạo điều kiện rất thuận lợi cho quan hệ kinh tế với các nớc ASEAN và các nớc khác có mong muốn hợp tác với ASEAN. Hiện nay, ASEAN đã thoả thuận

xây dựng khu vực thơng mại tự do với một số nớc nh: ASEAN - Trung Quốc; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN- úc, New Zealand và ASEAN - Nhật Bản.

+ Về hợp tác thơng mại ASIA - Thái Bình Dơng (APTA)

Nớc CHDCND Lào đã tham gia cam kết hợp tác thơng mại ASIA- Thái Bình Dơng (APTA) từ năm 1975 và chính thức tham gia hoạt động năm 2001. Thông qua cam kết này, Lào đợc giảm thuế các mặt hàng nhiều hơn khi buôn bán với các nớc thành viên. Hiện nay đã có thành viên 6 nớc bao gồm: Lào, Trung Quốc, ấn Độ, Hàn Quốc, Sri Lanka và Băng ladet.

+ Về hợp tác đa phơng WTO

Nớc CHDCND Lào đã đề nghị vào WTO năm 1997, qua mấy năm chuẩn bị và thực hiện các cam kết của mình đến ngày 26 tháng 10 năm 2012 CHDCND Lào đã gia nhập vào WTO và đến ngày 02 tháng 02 năm 2013 Lào đã trở thành uỷ viên chính thức của WTO. Đây là một thành tích và sự cố gắng của Lào trong suốt 15 năm. Việc gia nhập WTO sẽ làm cho các thể chế của Lào chuyển đổi theo luật lệ quốc tế nhiều hơn và đồng thời cũng sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho quan hệ và hợp tác kinh tế quốc tế đợc mạnh mẽ hơn [79].

Đây là những thành tích lớn của nhà nớc trong việc đặt ra các chính sách để hỗ trợ năng lực cạnh tranh DN Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua và thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 124 - 125)