Khái niệm cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 33)

2. Những NGHIÊN Cứu ở Lào

2.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là một đặc tính cơ bản của kinh tế thị trờng; cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của kinh tế thị trờng. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Trong luận án này, thuật ngữ "cạnh tranh” đợc giới hạn ở cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế, tức là một dạng cụ thể của cạnh tranh.

Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Có thể dẫn ra một số định nghĩa về cạnh tranh nh sau:

Theo Từ điển Tiếng Lào: "Cạnh tranh là sự cố gắng giành lợi thế hoặc sự ganh đua nhau để giành phần thắng, không hoà hợp với nhau" [101, 55].

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: "Cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng nh nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình" [6, 258].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập I): "Cạnh tranh (kinh tế, triết) là hoạt động tranh đua giữa những ngời sản xuất hàng hoá, giữa các thơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trờng, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trờng có lợi nhất..." [5, 357].

Theo giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin về phơng thức sản xuất t bản chủ nghĩa:

Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hăng hoá và dịch vụ để thu đợc nhiều lợi ích nhất. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh [5, 65].

Cuốn sách Nâng cao sức cạnh tranh của các DN trong tiến trình hội

nhập kinh tế quốc tế lại đa ra quan niệm tổng quát về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trờng nh sau:

Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông th- ờng là chiếm lĩnh thị trờng, giành lấy khách hàng cũng nh các điều kiện sản xuất, thị trờng có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với ngời sản xuất - kinh doanh là lợi nhuận, đối với ngời tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi [27, 15].

Trong báo cáo tổng quan khoa học Nâng cao sức cạnh tranh của nền

kinh tế nớc ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, phạm trù cạnh

tranh đợc hiểu nh sau:

Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thờng là chiếm lĩnh thị trờng, giành lấy khách hàng cũng nh các điều kiện sản xuất, thị trờng có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với ngời sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với ngời tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi [4, 5].

Ngoài ra, còn có thể dẫn ra nhiều định nghĩa và quan niệm khác về cạnh tranh. Qua các định nghĩa và quan niệm trên có thể khái quát nội hàm của cạnh tranh nh sau:

Một là, cạnh tranh là sự ganh đua của các chủ thể kinh tế, nhằm giành

lấy phần thắng để thu đợc nhiều lợi ích hơn cho mình.

Hai là, cạnh tranh là hoạt động có mục đích nhằm đạt tới đối tợng cụ

thể nào đó mà các chủ thể tham dự đều muốn giành giật. Mục đích cuối cùng là kiếm đợc lợi nhuận cao nhất có thể.

Ba là, cạnh tranh diễn ra trong một môi trờng cụ thể, có các ràng buộc

chung mà các chủ thể tham gia phải tuân thủ nh đặc điểm sản phẩm, các điều kiện pháp lý, thông lệ quốc tế....

Bốn là, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều phơng

pháp cạnh tranh nh cạnh tranh bằng chất lợng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm, cạnh tranh bằng các công cụ xúc tiến bán hàng....

Với cách tiếp cận trên, có thể đa ra một khái niệm tổng quát về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trờng nh sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế ở đó

các chủ thể kinh tế sẽ ganh đua nhau và tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thờng là chiếm lĩnh thị phần lớn trên thị thờng, với mục đích là tối đa hoá lợi nhuận, vì sự tồn tại và phát triển.

Có thể nói rằng: Cạnh tranh là sản phẩm riêng có của nền kinh tế thị tr- ờng, bởi vì chỉ có trong nền kinh tế thị trờng, các DN mới phải ganh đua nhau thực sự để tồn tại và phát triển. Ngợc lại, trong nền kinh tế phi thị trờng, do có những rào cản thơng mại hoặc có sự bảo hộ của Nhà nớc mà các DN không phải ganh đua với nhau hoặc ganh đua nhng không bình đẳng dẫn đến sự cạnh tranh không đúng nghĩa.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w