9. Cấu trúc của đề tài
1.2. Tình hình hoạt động du lịch tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn
1.2.1.1. Khái quát về quận Ngũ Hành Sơn
Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía đơng nam thành phố, phía đơng giáp biển đơng; phía tây giáp với huyện Hồ Vang và quận Cẩm Lệ; phía bắc giáp quận Hải Châu và quận Sơn Trà; phía nam giáp huyện Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam. Diện tích tự nhiên tồn quận là 36,72km2, trong đó có 39,4% là đất nơng nghiệp. Trên địa bàn Ngũ Hành Sơn có 3 con sơng chảy qua, đó là sơng Hàn, sơng Cổ Cị và sơng Vĩnh Điện. Sông Hàn là hợp lưu của sông Vĩnh Điện, sông Cổ Cị và sơng Cẩm Lệ tại khu vực ngã ba sơng, nơi tiếp giáp giữa phường Hồ Cường của quận Hải Châu, phường Hoà Xuân của quận Cẩm Lệ và các phường Khuê Mỹ, Mỹ An của quận Ngũ Hành Sơn và đổ ra Vũng Thùng, hình thành nên cảng sơng Hàn và cảng biển Tiên Sa.
Ngũ Hành Sơn có cả mạng lưới giao thông bằng đường bộ và đường thuỷ rất thuận lợi, nối liền với trung tâm thành phố, rất gần với cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, nhà ga đường sắt Đà Nẵng và cảng biển Tiên Sa. Quận Ngũ Hành Sơn nằm trên trục đường bộ nối thành phố Đà Nẵng hiện đại với phố cổ Hội An - một di sản văn hoá thế giới được UNESCO cơng nhận. Ngồi đường bộ và đường thuỷ, Ngũ Hành Sơn có sân bay nước mặn rộng 90 ha với một đường bê tông nhựa dài 1380m rộng 18m do quân Mỹ xây dựng từ năm 1965, hiện đang được thành phố khôi phục và mở rộng để trong nay mai trở thành sân bay trực thăng phục vụ quân sự và cho du lịch.
Với các điều kiện về địa lý, tài nguyên và môi trường như trên, Ngũ Hành Sơn có các lợi thế để phát triển du lịch, kinh tế, giữ vững chính trị và giao lưu văn hoá, xã hội theo hướng văn minh hiện đại.
Về lịch sử - văn hoá, vùng đất Ngũ Hành Sơn là nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá khác nhau Sa Huỳnh, Chămpa, Trung Quốc, Đại Việt…, với thành tựu khảo cổ học những năm gần đây khi khai quật các di chỉ khảo cổ học ở chân núi Thổ Sơn, cho thấy cách đây hơn 3.000 năm đã có nền văn hố Sa Huỳnh, rồi tiếp đến văn hố Chămpa. Người Việt từ các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là nhân dân hai tỉnh Thanh Hoá
và Nghệ An, đã vào khai phá vùng đất ven sơng Hàn, sơng Cổ Cị và sông Cẩm Lệ từ các thế kỷ XIV, XV, nhưng tập trung nhất là từ thế kỷ XVII, khi các chúa Nguyễn vào trấn giữ vùng đất Thuận Quảng.
Bờ biển Ngũ Hành Sơn dài hơn 12km, sạch đẹp, cát mịn, nước biển xanh, độ mặn vừa phải và khí hậu biển rất lý tưởng cho phát triển loại hình du lịch sinh thái và văn hố biển. Ngũ Hành Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử và văn hố có giá trị, trong đó đẹp nhất là thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, là một biểu tượng của thành phố Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn.