Tần số Tần suất Phần trăm hợp lệ
Tần suất tích lũy
Học sinh, sinh viên 29 9,9 9,9 9,9
Giáo viên 9 3,1 3,1 13,0
Kinh doanh buôn bán 47 16,0 16,0 29,0
Công nhân 54 18,4 18,4 47,4
Công chức 65 22,2 22,2 69,6
Nội trợ 22 7,5 7,5 77,1
Nghề khác 67 22,9 22,9 100,0
Tổng 293 100,0 100,0
(Nguồn: SPSS- Thống kê mô tả từ 293 mẫu phỏng vấn, 2017)
Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu khá đa dạng. Với tiêu chí nghề nghiệp thì bốn đối tượng chiếm tỉ lệ cao nhất lần lược là nhóm du khách thuộc các ngành nghề khác nhau chiếm 22,9%; công chức chiếm 22,2%; công nhân chiếm 18,4% và kinh doanh bn bán chiếm 16%. Các đối tượng cịn lại lần lượt học sinh, sinh viên chiếm 9,9%; nội trợ chiếm 7,5% và cuối cùng là nhóm giáo viên chiếm 3,1%.
Như đã đề cập ở phần cơ cấu độ tuổi, nhóm nghề nghiệp có tần số cao tập trung ở công chức viên chức và công nhân – tần số lần lượt là 65 du khách và 54 du khách, đa phần họ tham gia chuyến du lịch theo hình thức đi theo đồn do cơ quan, cơng ty tổ chức. Cũng tương tự, nhóm học sinh, sinh viên gồm 29 du khách, trong đó có một đồn học sinh trung học đến từ Quảng Nam, ở nhóm này các em chủ yếu mua sắm những mặt hàng như vịng tay làm từ đá, tượng nhỏ có mức giá thấp, phù hợp với nhu cầu của các em.
Riêng với nhóm nghề khác, trong bảng 2.11 chiếm tần số cao nhất – đến 67 du khách. Một số khách du lịch trong nhóm này, trong quá trình phỏng vấn và
khảo sát thì họ xin khơng tiết lộ ngành nghề, đặc biệt là du khách quốc tế. Số còn lại phân bố rãi rác từ 3 – 7 du khách ở các ngành nghề như lái xe, nhà báo, lập trình tin học, luật sư, kế tốn, nơng dân, hưu trí, kiến trúc sư, nhóm nghề y (bác sĩ, dược), du khách đang chờ việc làm… Ở nhóm đối tượng này tập trung nhiều thành phần khác nhau cho nên các sản phẩm tiêu thụ cũng nằm ở nhiều phân khúc giá khác nhau.
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ nghề nghiệp của du khách
Việc nắm được đặc tính nghề nghiệp của du khách tham quan, mua sắm là có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch. Từ đó, có thể đưa ra nhiều loại hình, sản phẩm phù hợp với các đối tượng khách và làm hài lòng du khách khi đến tham quan, mua sắm tại cơ sở kinh doanh. Đối tượng học sinh, sinh viên thường là nhóm du khách trẻ, nên sở thích của họ là những sản phẩm mẫu mã đẹp, có giá thành rẻ như vòng tay, chuỗi hạt bằng đá…; đối tượng công chức, kinh doanh buôn bán; giáo viên; cơng nhân;… thường là những du khách có tuổi trung niên, có thu nhập ổn định nên họ thường lựa chọn những sản phẩm có tầm giá trung hoặc cao hơn như trầm hương, những sản phẩm bằng đá thường dùng để trang trí. Đặc biệt đối tượng du khách là phụ nữ làm cơng việc nội trợ thì đại đa số thích mua sắm, họ chủ yếu tập trung vào những sản phẩm dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
2.2.1.4. Mục đích chuyến đi