Giới thiệu về Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá của du khách về dịch vụ mua sắm tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. (Trang 39 - 42)

9. Cấu trúc của đề tài

1.2. Tình hình hoạt động du lịch tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn

1.2.1.2. Giới thiệu về Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đơng Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Ngày 22 tháng 3 năm 1990, khu danh thắng này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.

Núi Ngũ Hành Sơn nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo Tiên Sa. Theo các nhà địa chất học, cụm núi này trước đây là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều phù sa bồi đắp, nối liền với lục địa. Dần dà, vì bị nước mưa và khí hậu tác động xói mịn tạo ra những hang động động và hình thù kỳ thú. Đặc biệt, đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy Sơn thường có màu hồng, ở Mộc Sơn thường có màu trắng, ở Hỏa Sơn thường có màu đỏ, ở Kim Sơn thường có màu thủy mặc và ở Thổ Sơn thường có màu nâu. Quanh Ngũ Hành Sơn, về phía đơng có biển Đơng với bãi cát mịn trắng chạy dọc ven biển; ở phía tây và nam là sơng Cổ Cị chảy qua hòa vào nhánh sông Cẩm Lệ. Ở thế kỷ XVII-XVIII, nhánh sông này là đường thủy thông thương huyết mạch giữa Đà Nẵng với Hội An, về sau bị bồi lấp.

Từ thế kỷ XIX, tại đây đã là nơi hành hương, thưởng lãm trong hành trình “du sơn, du thuỷ” của các vua quan triều Nguyễn từ kinh đô Phú Xuân (Huế) đến đất Hàn (xứ Quảng), các danh nhân, nghệ sĩ, các đoàn hành hương du lịch từ bao đời

nay đã từng say mê và ngỡ ngàng trước cảnh “sơn kỳ, thủy tú” của khu danh lam thắng cảnh này.

Trước đó, các nhà sư hành đạo đến các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản của thế kỷ XVI, XVII đã từng đến đây, cúng dường xây dựng chùa, lập đạo tràng, giao lưu văn hoá, trao đổi thương mại giữa các nước trong khu vực và xem Ngũ Hành Sơn như là vùng đất Phật, vùng đất ẩn chứa nhiều điều thiêng liêng, kỳ diệu. Trong năm 2011 Tổ chức tìm kiếm kỷ lục Việt Nam đã xếp bờ biển Non Nước, di tích Ngũ Hành Sơn và Hải Vân Quan của Đà Nẵng là một trong 100 điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam, trong đó Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn là điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn của cả nước.

Ngồi di tích lịch sử - văn hố danh thắng Ngũ Hành Sơn, nơi có nhiều hang động, chùa chiền cổ kính. Trên địa bàn quận cịn có nhiều địa danh lịch sử, nơi ghi dấu những chiến công của quân và dân Ngũ Hành Sơn trong q trình đấu tranh giải phóng dân tộc như Lăng mộ cụ Nguyễn Văn Diêu, người đã tham gia phong trào Nghĩa hội Cần vương và hy sinh anh dũng vào những năm cuối thế kỷ XIX, khu di tích K.20, di tích chiến thắng hang Âm Phủ… Ngồi di sản văn hố vật thể, trên địa bàn quận cịn lưu giữ nhiều giá trị văn hố phi vật thể như phong tục, lễ hội và văn hoá dân gian tiêu biểu, đó là, tục thờ cúng Thành Hoàng, thờ cúng tổ tiên; lễ Tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ, lễ tế âm linh, lễ hội cầu ngư, lễ cúng tổ nghề điêu khắc đá, gần đây có lễ hội Quán Thế Âm, hằng năm tổ chức vào ngày 19 tháng 2 (âm lịch) tại chùa Quán Thế Âm. Lễ hội này không chỉ dành riêng cho tăng ni, phật tử mà ngày càng thu hút khách thập phương, hội nhập vào đời sống tinh thần và trở thành một nét văn hoá của nhân dân địa phương.

Đặc biệt, khi đến tham quan Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn thì khơng thể bỏ qua Làng nghề đá mỹ nghệ Non nước – là một trong số rất ít làng nghề truyền thống còn lại trên địa bàn thành phố và cũng là làng nghề có quy mơ hoạt động lớn nhất và có tiềm năng phát triển nhất hiện nay, là nơi cung cấp các mặt hàng đá lưu niệm cho các cơ sở kinh doanh mua sắm ở Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Với bề dày lịch sử hơn 200 năm hình thành và phát triển, Làng đá mỹ nghệ Non Nước, nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn đã từng bước khẳng định được thương hiệu của mình và đang được các cấp chính quyền đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Làng nghề được hình thành từ giữa thế kỷ XVII, do những người thợ thủ công từ vùng Thanh - Nghệ di cư đến vùng đất này lập nên. Lúc đầu nghề đá chỉ là nghề phụ của một số ít gia đình khi nơng nhàn, sản phẩm tạo ra chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Thời gian sau chuyển dần sang điêu khắc, tạo nên các sản phẩm có giá trị nghệ thuật ngày càng cao hơn, thu hút nhiều lao động, hình thành nên một làng nghề điêu khắc đá truyền thống khá độc đáo được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Sau năm 1975, cùng với các loại hình kinh tế quốc doanh, Hợp tác xã Đá mỹ nghệ Non Nước được thành lập và đi vào hoạt động. Trong thập niên 80, Hợp tác xã với 130 xã viên đã góp phần tham gia xây dựng tượng đài chiến thắng và nghĩa trang liệt sĩ ở nhiều địa phương trong cả nước, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển ngành nghề truyền thống địa phương. Từ năm 1986, nền kinh tế đất nước phát triển, lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và làng nghề tuyền thống đá Non Nước tăng nhanh. Sản phẩm làng nghề mang tính khác biệt, có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Các sản phẩm mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch khá phong phú: tượng Phật, tượng thánh, tượng người, tượng mng thú…, vịng đá đeo tay trơn láng đầy mầu sắc chạm trổ tinh xảo, cơng phu. Hiện làng nghề này có gần 500 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ, tập trung xung quanh khu vực dưới chân danh thắng Ngũ Hành Sơn với gần 4.000 lao động, chiếm gần 80% hộ dân cư trên các tuyến đường Nguyễn Duy Trinh, Huyền Trân Cơng Chúa (khu vực Đơng Hải, phường Hịa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước có nhiều nghệ nhân nổi tiếng, nhiều gia đình có tới bảy tám thế hệ làm nghề điêu khắc đá. Khách tham quan từ nhiều nước đến đây đều ngưỡng mộ tài năng của các nghệ nhân điêu khắc và những sản phẩm độc đáo của họ. Ngoài những sản phẩm lưu niệm, nếu khách hàng muốn đặt mua những sản phẩm có trọng lượng lớn, cỡ kích to thì tùy theo thỏa thuận giữa người mua và người bán kèm với địa chỉ của khách hàng, sản phẩm sẽ được bên bán đóng kiện cẩn thận và gửi theo đường biển đến tận nơi cho khách hàng. Các nghệ nhân điêu khắc đá ở đây sản xuất tất cả các sản phẩm gia dụng bằng đá đến các tác phẩm nghệ thuật, tượng đá trang trí, linh vật phong thủy… không chỉ được nhiều người dân trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Nga, châu Âu…

Một phần của tài liệu Đánh giá của du khách về dịch vụ mua sắm tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. (Trang 39 - 42)