9. Cấu trúc của đề tài
3.2. Đề xuất một số giải pháp
3.2.2. Giải pháp về chất lượng hàng hóa
3.2.2.1. Đối với cơ sở quản lý
Ban quản lý tại địa phương nên thường xuyên kiểm tra, rà soát các khâu đầu vào, sản phẩm tại các cơ sở mua sắm.
Xây dựng một hệ thống kiểm tra định kì chất lượng của sản phẩm được bày bán, cũng như là hàng trong kho. Để kịp thời xử lý những trường hợp hàng hóa khơng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, làm ảnh hưởng đến uy tín vốn có (đối với trường hợp các sản phẩm có liên quan đến Làng đá Mỹ nghệ Non Nước).
Thực hiện mức phạt thật nặng đối với những cơ sở kinh doanh nhập hàng không rõ nguồn gốc, hàng nhái làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm tại địa phương.
3.2.2.2. Đối với cơ sở kinh doanh
Tại các cửa hàng cũng có nhiệm vụ lựa chọn các sản phẩm có chất lượng để bày bán. Hàng hóa bày bán tại các cơ sở mua sắm phải ln là hàng hóa chất lượng, đảm bảo nguồn gốc xuất sứ.
Nhu cầu của du khách là vơ tận mà các doanh nghiệp dù có cố gắng đến đâu cũng khó chiều lịng được hết địi hỏi của người tiêu dùng. Chính vì vậy, các cở sở kinh doanh nên đi sâu vào giải quyết một cách hài hòa nhất giữa mong muốn của du khách với khả năng sản xuất có thể đáp ứng được. Để thực hiện tốt nhất điều này, các doanh nghiệp, cửa hàng cần nghiên cứu thị trường để phân khúc thị trường, phân biệt từng loại khách có những u cầu địi hỏi khác nhau từ đó doanh nghiệp có thể tiến hành phục vụ, cung cấp tận tình sản phẩm, chu đáo hơn. Ví dụ như việc các cửa hàng nên thường xuyên cập nhật các mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách qua các phiếu thăm dò ý kiến khách hàng.
Đối với những hộ vừa sản xuất vừa kinh doanh, cần ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình tạo ra sản phẩm để tăng năng xuất tạo ra sản phẩm và đảm bảo mẫu mã tương đồng nhau.