B. NỘI DUNG
1.1.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong trường phổ thông
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
19 Trải nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người, đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước; giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai; thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
Học tập trải nghiệm làm tăng tính hấp dẫn trong học tập. Hình thức dạy học trải nghiệm là hình thức giáo dục học sinh theo hình thức dạy học ngoài thực tế, trên các vật thật có vị trí, vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp với giáo dục học sinh ngoài lớp. Học sinh vận dụng kiến thức học được vào cuộc sống một cách linh hoạt, tránh nhàm chán. Phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh. Khai thác tiềm năng của học sinh bằng sự nỗ lực của chính bản thân mình. Học tập trải nghiệm chú trọng vào việc giúp học sinh khai thác những tiềm năng sẵn có, định hình những thói quen, tính cách tốt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển tiếp theo. Phương pháp học này không áp đặt học sinh mà giáo viên chỉ quan sát và đưa ra các gợi ý, trợ giúp các em, khuyến khích tối đa sự sáng tạo của học sinh.
Học tập trải nghiệm tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành. Nội dung học tập trải nghiệm rất phong phú và đa dạng mang tính tổng hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và thể chất,…Chính nhờ đặc trưng này mà học tập trải nghiệm trở nên gần gũi, thiết thực với cuộc sống, giúp các em vận dụng vào trong cuộc sống một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Học tập trải nghiệm trong môn GDCD có thể tích hợp với mộn Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, …
Học tập trải nghiệm là mô hình học tập tiên tiến nhằm giúp học sinh hoàn thiện bản thân mình. Học tập trải nghiệm, tạo ra sự tự tin cho học sinh trong học tập, hình thành năng lực học tập cho học sinh: lập kế hoạch, tổ chức làm việc nhóm, thu thập và xử lí thông tin, lập báo cáo, thuyết trình, đánh giá và tự đánh giá. ua các giờ học đó, học sinh sẽ cảm thấy yêu thích môn học và hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn. Ngoài ra, học tập trải nghiệm là điều kiện học hỏi lẫn nhau, giúp học sinh phát huy tính tích cực tự học, sáng tạo, tính tự giác, giúp các em phát huy tốt các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác…Các bài giảng gắn với thực tiễn đời sống, tăng thời gian thực hành đã giúp cho học sinh động não,trải nghiệm và giải quyết những vấn đề của cuộc sống linh hoạt, hiệu quả hơn.
20 Với những vai trò hết sức quan trọng đã đề ra nói trên của hoạt động trải nghiệm, tôi nhận thấy cần phải áp dụng mô hình dạy học trải nghiệm trong môn GDCD tại trường phổ thông, Hoạt động này mang lại hiệu quả cao, tạo sự hứng thú cho nhà giáo dục và người học. Bởi nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.