Xây dựng nhóm chủ đề dạy học trải nghiệm

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 54 - 59)

B. NỘI DUNG

2.3.2. Xây dựng nhóm chủ đề dạy học trải nghiệm

Trên cơ sở tiếp cận như trên, tôi xin đề xuất các chủ đề dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11 theo bảng mô tả sau:

Bảng 2.1. Bảng mô tả các chủ đề dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11

Chủ đề đề xuất Bài học trong chương trình hiện hành

Chủ đề 1

Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp

Công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước

Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế

Địa chỉ: Mục 3, điểm b) Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội

Bài 6 CNH, HĐH đất nước

Địa chỉ:

- Tất cả nội dung trong bài

Bài 13 Chính sách Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa.

Địa chỉ:

- Mục 1. Chính sách Giáo dục và Đào tạo - Mục 4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.

Chủ đề 2 Thanh niên với ý

tưởng kinh doanh

Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế

Địa chỉ:

- Mục 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

- Mục 3, điểm a) Phát triển kinh tế

Bài 2 Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường

Địa chỉ: Mục 1, điểm b) Hai thuộc tính của hàng hóa

Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Địa chỉ:

- Mục 2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh

47

Bài 5 Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Địa chỉ:

- Mục 2. Mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Mục 3. Vận dụng quan hệ cung – cầu

Bài 6 CNH, HĐH đất nước.

Địa chỉ: Mục 3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chủ đề 3 Lập kế hoạch tài

chính cá nhân

Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế

Địa chỉ: Mục 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội

Bài 2 Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường

Địa chỉ: Mục 2, điểm b) Các chức năng của tiền tệ

Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Địa chỉ:

- Mục 2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh

Chủ đề 4

Thanh niên với tiêu dùng và văn hoá tiêu dùng ở Việt Nam

Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế

Địa chỉ: Mục 3, điểm b) Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội

Bài 2 Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường

Địa chỉ:

- Mục 1. Hàng hóa

- Mục 2, điểm b) Các chức năng của tiền tệ - Mục 3. Thị trường.

Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

48 - Mục 1, điểm b) Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

- Mục 2, điểm b) Mục đích của cạnh tranh

Bài 5 Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Địa chỉ: Mục 3. Vận dụng quan hệ cung – cầu Chủ đề 5 Tìm hiểu thực tế một số trường Đại học (hoặc Cao đẳng, trung cấp chuyên

nghiệp, Dạy nghề) tại địa phương

Bài 11 Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Địa chỉ:

- Mục 2, điểm b) Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm.

- Mục 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.

Bài 13 Chính sách Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa.

Địa chỉ:

- Mục 1. Chính sách giáo dục và đào tạo. - Mục 4. Trách nhiệm của công dân.

Chủ đề 6

Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp

Bài 11 Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Địa chỉ:

- Mục 2, điểm b) Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm.

- Mục 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.

Bài 13 Chính sách Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa.

Địa chỉ:

- Mục 1. Chính sách giáo dục và đào tạo. - Mục 4. Trách nhiệm của công dân.

Bài 15 Chính sách đối ngoại

Địa chỉ:

- Mục 3. Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại.

49

hành tinh xanh Địa chỉ:

- Mục 1, điểm a) Tình hình dấn số nước ta. - Mục 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.

Bài 12 Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi

trường

Địa chỉ: Tất cả các nội dung

(Nguồn: Tác giả tự lập ratrên cơ sở phân tích chương trình, sách giáo khoa) Chủ đề trải nghiệm được trình bày thông qua các mạch kiến thức chính như sau: (1) Chủ đề 1: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được xây dựng thông qua việc sử dụng một số nội dung trong bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế, bài 6. Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, bài 13. Chính sách Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa. Căn cứ vào phân phối chương trình GDCD lớp 11, chủ đề này được thiết kế với thời lượng 2 tiết. Học xong chủ đề này, học sinh sẽ hiểu được: (1) Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (2) Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai; (3) Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung.

(2) Chủ đề 2: Thanh niên với ý tưởng kinh doanh được xây dựng thông qua việc sử dụng một số nội dung trong bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế, bài 2. Hàng hóa - tiền tệ - thị trường, bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, bài 6. Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Căn cứ vào phân phối chương trình GDCD lớp 11, chủ đề này được thiết kế với thời lượng 2 tiết. Học xong chủ đề này, học sinh biết được: (1) Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, các thuộc tính của hàng hóa, phân tích, đánh giá được thị trường cung – cầu; (2) Có nhiều cơ hội tiếp cận với doanh nhân; (3) Rèn kỹ năng tự tin khi giao lưu với các diễn giả; kỹ năng ứng xử, giao tiếp; kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực ý kiến mọi người.

(3) Chủ đề 3: Lập kế hoạch tài chính cá nhân được xây dựng thông qua việc sử dụng một số nội dung trong bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế, bài 2. Hàng hóa - tiền tệ - thị trường. Căn cứ vào phân phối chương trình GDCD lớp 11, chủ đề này được thiết kế với thời lượng 2 tiết. Học xong chủ đề này, học sinh hiểu được: (1) Thế

50 nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội; chức năng của tiền tệ;(2) Học hỏi được cách lên kế hoạch tài chính cho bản thân, biết chi tiêu hợp lý; (3) Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng trao đổi, tiếp nhận thông tin.

(4) Chủ đề 4: Thanh niên với tiêu dùng và văn hoá tiêu dùng ở Việt Nam được xây dựng thông qua việc sử dụng một số nội dung trong bài 2. Hàng hóa - tiền tệ - thị trường, bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, bài 5. Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Căn cứ vào phân phối chương trình GDCD lớp 11, chủ đề này được thiết kế với thời lượng 2 tiết. Học xong chủ đề này, học sinh biết được: (1) Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội; các chức năng của tiền tệ và thị trường; phân tích, đánh giá được thị trường cung – cầu; (2) Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa tiêu dùng và các giải pháp tiêu dùng hợp lí; (3) Biết thêm một số mặt hàng tiêu dùng hằng ngày, công dụng, các tính năng về sản phẩm và lợi ích của nó đối với người tiêu dùng; (4) Rèn luyện kỹ năng chi tiêu hợp lí, ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tiêu dùng.

(5) Chủ đề 5: Tìm hiểu thực tế một số trường Đại học (hoặc Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề) tại địa phương được xây dựng thông qua việc sử dụng một số nội dung trong bài 11. Chính sách dân số và giải quyết việc làm, bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa. Căn cứ vào phân phối chương trình GDCD lớp 11, chủ đề này được thiết kế với thời lượng 2 tiết. Học xong chủ đề này, học sinh sẽ biết: (1) Mục tiêu và trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm; (2) Biết được các chính sách giáo dục và đào tạo và trách nhiệm của công dân; (3) Nêu được những hiểu biết về hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cách tìm thông tin về cơ sở đào tạo cần thiết; (4) Tìm được những thông tin cần thiết và liên hệ với bản thân để chọn trường học sau khi tốt nghiệp THPT; (5) Có thái độ đúng đắn khi chọn nhành, chọn trường học sao cho phù hợp với trình độ học lực, sức khoẻ, năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu nhân lực của xã hội.

(6) Chủ đề 6: Thanh niên với vấn dề lập thân, lập nghiệp được xây dựng thông qua việc sử dụng một số nội dung trong bài 11. Chính sách dân số và giải quyết việc làm, bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, bài 15. Chính sách đối ngoại. Căn cứ vào phân phối chương trình GDCD lớp 11, chủ đề này được thiết kế với thời lượng 2 tiết. Học xong chủ đề này, học sinh biết được: (1) Mục tiêu và trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm; (2)

51 Biết được các chính sách giáo dục và đào tạo và trách nhiệm của công dân; (4) Nhận thức được ý ghĩa của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực của bản thân, được thu nhận thông tin về những ngành nghề trong xã hội; (5) Hình thành thái độ học tập tích cực, rèn luyện và hoạt động xã hội; (6) Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động, lập được bản “xu hướng nghề nghiệp” của bản thân; (7) Có thái độ tích cực tìm hiểu các thông tin vê các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn; có kĩ năng biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề.

(7) Chủ đề 7: Thế hệ trẻ vì một hành tinh xanh được xây dựng thông qua việc sử dụng một số nội dung trong bài 11. Chính sách dân số và giải quyết việc làm, bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Căn cứ vào phân phối chương trình GDCD lớp 11, chủ đề này được thiết kế với thời lượng 2 tiết. Học xong chủ đề này, học sinh biết được: (1) Thực trạng, nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường; các chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường; biết cách phân loại rác, biết cách tái sử dụng, tái chế một số loại rác; (2) Hiểu được tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ môi trường đối với cuộc sống; (3) Có ý thức tự giác bảo vệ môi trường và ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường.

Bảng mô tả các chủ đề dạy học trải nghiệm nêu trên về cơ bản đảm bảo được yêu cầu đặt ra về giảng dạy môn GDCD, chuẩn mục tiêu kiến thức và rèn luyện cho học sinh những năng lực cần thiết để người học có thể tự lĩnh hội tri thức và vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề liên quan nảy sinh trong thực tiễn. Trên cơ sở này, giáo viên cần phải bám sát chương trình, sách giáo khoa để thiết kế giáo án trải nghiệm thật sự chất lượng, khoa học và hiệu quả.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)