Thái độ của học sinh khi được dạy học trải nghiệm chủ đề “Thanh niên vớ

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 86 - 87)

B. NỘI DUNG

3.3.1. Thái độ của học sinh khi được dạy học trải nghiệm chủ đề “Thanh niên vớ

tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam”

Đây là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của thiết kế chủ đề dạy học trải nghiệm qua các hình thức tổ chức dạy học như: trò chơi, thực hành lao động, sân khấu hóa. Để đo được tiêu chí này, tôi tiến hành quan sát hai lớp học (với hai bản thiết kế dạy học khác nhau). Đồng thời, kết thúc giờ học ở lớp thực nghiệm, tôi tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số học sinh theo cách thức chọn mẫu. Quá trình trao đổi với học sinh xoay quanh những vấn đề sau:

(1) Có gì khác biệt giữa tri thức mà giáo viên cung cấp ở tiết học này so với các tiết học trước đó ?

(2) Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia học tiết thực nghiệm.

(3) Những nhận xét và mong muốn của học sinh sau khi dự lớp học thực nghiệm. Kết quả quan sát, phỏng vấn, trao đổi mà tôi thu được tổng hợp bao gồm các nội dung sau:

Một là, các nhóm đối tượng học sinh đều cho rằng các nội dung bài học trong chương trình GDCD 11 mà các em được tìm hiểu một cách riêng biệt từng bài. Trong thời gian vừa qua, các em cũng đã được các thầy cô dạy học kết hợp với trải nghiệm một số nội dung nhưng chủ yếu là thông qua hình thức trò chơi. Do đó, với một chủ đề hấp dẫn, gắn liền với thực tiễn được kết hợp nhiều hình thức trải nghiệm khác nhau trong môn GDCD lớp 11 đã tạo ra một sự tiếp nhận có thể mới lạ so với hiểu biết của

79 học sinh mà lâu nay các em chưa nhận thức được trong quá trình học tập môn GDCD. Thông qua việc tìm hiểu tri thức liên quan đến chủ đề “Thanh niên với tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam”, các em cảm thấy các nội dung trong bài học đều mang tính cụ thể, thực tiễn với cuộc sống hằng ngày của mình. Đặc biệt, sau khi học xong chủ đề này, học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội; các chức năng của tiền tệ và thị trường; phân tích, đánh giá được thị trường cung – cầu; hiểu được tầm quan trọng của văn hóa tiêu dùng và các giải pháp tiêu dùng hợp lí.

Hai là, các em học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức đã được học, khắc sâu kiến thức trong trí nhớ vì những kiến thức này chủ yếu là do người học đã tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo hứng thú trong quá trình học tập, làm cho không khí lớp học trở nên sôi nổi, hào hứng, tình trạng chán học, thụ động không còn nhiều đa số các em đều tham gia tích cực vào những hoạt động mà giáo viên đưa ra. Đồng thời với việc vận dụng một số hình thức dạy học trải nghiệm vào giảng dạy còn giúp học sinh rèn luyện được một số kỹ năng sống cơ bản như hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện quan điểm... Từ đó, người học có thái độ yêu mến, hứng thú với việc học môn GDCD. Bản thân chính giáo viên cũng thấy vui hơn, yêu nghề và yêu học sinh hơn vì được gần gũi, được cùng nhau chia sẻ trong các buổi tham quan, thực địa – thực tế, giao lưu,...

Ba là, mối quan hệ giữa hứng thú học tập với hình thức dạy học trải nghiệm phù hợp và hoạt động dạy học phong phú đã được lí luận và thực tiễn khẳng định trước đó và việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để chứng minh có nhiều ưu thế trong việc tạo hứng thú tiếp nhận tri thức ở học sinh. Trong các giờ học thực nghiệm, bên cạnh những thông tin mà các em thu thập được, học sinh còn được giáo viên cung cấp một số tư liệu liên quan đến thị trường và thực trạng tiêu dùng ở địa phương ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội,... Đồng thời, hầu hết học sinh đều bày tỏ mong muốn trong các giờ dạy môn GDCD, giáo viên cần tăng cường tổ chức các hoạt động để thỏa mãn niềm yêu thích, sáng tạo vừa tạo được mối quan hệ giữa tri thức của bài học với thực tế địa phương và đất nước.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 86 - 87)